Phân bố ở các vùng bờ biển ôn đới phía Bắc Thái Bình Dương, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) là loài bạch tuộc lớn nhất còn tồn tại.Trung bình, mỗi cá thể trưởng thành của loài này dài 4 mét và nặng 15 kg. Một số cá thể nặng trên 50 kg đã từng được ghi nhận, gồm một mẫu vật năng 136 kg đã được đưa vào sách Kỷ lục Guiness.Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương đi săn vào ban đêm. Chúng dùng cái mỏ cứng và sắc nhọn của mình để đâm và xé con mồi, chủ yếu là các loại cá, giáp xác, nhuyễn thể...Thông thường, những con bạch tuộc này có màu nâu hơi đỏ. Giống như nhiều loài bạch tuộc khác, chúng dùng tế bào sắc tố trong da để thay đổi màu sắc nhằm ngụy trang ở những rạn san hô, bãi cỏ biển hay tảng đá.Dù sống lâu hơn nhiều loài bạch tuộc khác, chúng thường không thọ quá 4 năm. Con cái sống đủ lâu để chăm sóc trứng của mình, nhưng không ăn trong giai đoạn ấp trứng dài nhiều tháng và thường chết ngay sau đó.Số phận con đực không khá hơn, khi chết sau khi hoàn thành vai trò duy trì nòi giống. Tuổi thọ của chúng ngắn một cách đáng ngạc nhiên nếu so với các loài động vật có kích cỡ tương đương.Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương đã chứng tỏ được trí thông minh cao, với khả năng học được cách mở nắp hũ, giải các "câu đố" với phần thưởng là thức ăn.Loài bạch tuộc khổng lồ này có vai trò khá quan trọng với văn hóa Nhật Bản. Được người Nhật gọi là Mizudako, Shiodako hoặc Oodako, chúng là một hải sản được đánh bắt hàng năm mùa thu và mùa đông ở miền Bắc nước Nhật.Chúng thường được bán dưới dạng đông lạnh, sau đó nó được mua về và cắt dưới dạng rã đông nửa chừng để làm các món Mizudako sashimi, xa lát Mizudako, hoặc luộc và ngâm giấm. Trứng của chúng được dùng làm sushi.Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn xuất hiện trong nhiều họa phẩm truyền thống, tác phẩm văn học, và là hình xăm được một số người thuộc giới xã hội đen Nhật Bản ưa thích.Ngày nay, số lượng của loài bạch tuộc lớn nhất thế giới chưa được biết rõ. Vốn rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, có lẽ chúng đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng ô nhiễm cũng như biến đổi khí hậu ở khu vực phân bố của mình...Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Phân bố ở các vùng bờ biển ôn đới phía Bắc Thái Bình Dương, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) là loài bạch tuộc lớn nhất còn tồn tại.
Trung bình, mỗi cá thể trưởng thành của loài này dài 4 mét và nặng 15 kg. Một số cá thể nặng trên 50 kg đã từng được ghi nhận, gồm một mẫu vật năng 136 kg đã được đưa vào sách Kỷ lục Guiness.
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương đi săn vào ban đêm. Chúng dùng cái mỏ cứng và sắc nhọn của mình để đâm và xé con mồi, chủ yếu là các loại cá, giáp xác, nhuyễn thể...
Thông thường, những con bạch tuộc này có màu nâu hơi đỏ. Giống như nhiều loài bạch tuộc khác, chúng dùng tế bào sắc tố trong da để thay đổi màu sắc nhằm ngụy trang ở những rạn san hô, bãi cỏ biển hay tảng đá.
Dù sống lâu hơn nhiều loài bạch tuộc khác, chúng thường không thọ quá 4 năm. Con cái sống đủ lâu để chăm sóc trứng của mình, nhưng không ăn trong giai đoạn ấp trứng dài nhiều tháng và thường chết ngay sau đó.
Số phận con đực không khá hơn, khi chết sau khi hoàn thành vai trò duy trì nòi giống. Tuổi thọ của chúng ngắn một cách đáng ngạc nhiên nếu so với các loài động vật có kích cỡ tương đương.
Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương đã chứng tỏ được trí thông minh cao, với khả năng học được cách mở nắp hũ, giải các "câu đố" với phần thưởng là thức ăn.
Loài bạch tuộc khổng lồ này có vai trò khá quan trọng với văn hóa Nhật Bản. Được người Nhật gọi là Mizudako, Shiodako hoặc Oodako, chúng là một hải sản được đánh bắt hàng năm mùa thu và mùa đông ở miền Bắc nước Nhật.
Chúng thường được bán dưới dạng đông lạnh, sau đó nó được mua về và cắt dưới dạng rã đông nửa chừng để làm các món Mizudako sashimi, xa lát Mizudako, hoặc luộc và ngâm giấm. Trứng của chúng được dùng làm sushi.
Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn xuất hiện trong nhiều họa phẩm truyền thống, tác phẩm văn học, và là hình xăm được một số người thuộc giới xã hội đen Nhật Bản ưa thích.
Ngày nay, số lượng của loài bạch tuộc lớn nhất thế giới chưa được biết rõ. Vốn rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, có lẽ chúng đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng ô nhiễm cũng như biến đổi khí hậu ở khu vực phân bố của mình...
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.