Cá mù làn vảy nhỏ (Scorpaena porcus) dài 37cm, phân bố ven bờ biển phía Nam châu Âu và phía Bắc châu Phi. Được ngụy trang khéo léo nhờ các vành da trên đầu và khả năng thay đổi màu sắc, loài cá này rất khó bị phát hiện khi bất động trên nền biển.Cá chuồn đất (Dactylopterus volitans) dài 50cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Loài cá này sử dụng các vây ngực lớn giống quạt để "bay" trong nước. Chúng sẽ "cất cánh" bay lên từ đáy biển nếu bị quấy rầy.Cá mao tiên vây rời (Pterois volitans) dài 38cm, sống ở các rạn san hô khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các sọc màu rực rỡ của loài cá này cảnh báo cho kẻ thù rằng chúng có gai độc ở vây lưng.Cá vây tròn (Cyclopterus lumpus) dài 60cm, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Bụng của loài cá mập mạp này có giác mút khỏe, giúp chúng bám vào những tảng đá nơi sóng mạnh khi canh giữ trứng.Cá dầu Baikal lớn (Comephorus baikalensis) dài 21cm, là loài cá đặc hữu của hồ Baikal ở Nga. Khoảng một phần tư cơ thể loài cá này là dầu, giúp chúng duy trì sự cân bằng khi bơi ở mực nước sâu. Chúng cũng là nguồn thức ăn chính của loài hải cẩu Baikal.Cá bống biển gai dài (Taurulus bubalis) dài 25cm, phân bố ở các vùng biển phía Tây châu Âu. Màu sắc của loài cá sống ven bờ này đa dạng, thay đổi tùy theo môi trường xung quanh. Chẳng hạn, những con cá sống giữa tảo biển đỏ thì có màu đỏ.Cá mặt quỷ rạn san hô (Synanceia verrucosa) dài 40cm, sống ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Có ngoại hình xù xì như tảng đá, loài cá này gần như "tàng hình" khi nằm trong rạn đá ngầm. Gai độc của chúng châm vào người có thể gây tử vong.Cá bống đáy sông châu Âu (Cottus gobio) dài 18cm, sống giữa đá và thực vật trong các suối nước ngọt khắp châu Âu. Con đực ở loài này có nhiệm vụ canh gác trứng.Cá chào mào vảy nhỏ (Chelidonichthys lucerna) dài 75cm, được ghi nhận ở Địa Trung Hải và nhiều vùng biển khác của châu Âu. Loài này di chuyển trên đáy biển nhờ ba tia linh động trên mỗi vây ngực. Chúng cũng có thể dùng vây để mò ra những động vật không xương sống đang lẩn trốn.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Cá mù làn vảy nhỏ (Scorpaena porcus) dài 37cm, phân bố ven bờ biển phía Nam châu Âu và phía Bắc châu Phi. Được ngụy trang khéo léo nhờ các vành da trên đầu và khả năng thay đổi màu sắc, loài cá này rất khó bị phát hiện khi bất động trên nền biển.
Cá chuồn đất (Dactylopterus volitans) dài 50cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Loài cá này sử dụng các vây ngực lớn giống quạt để "bay" trong nước. Chúng sẽ "cất cánh" bay lên từ đáy biển nếu bị quấy rầy.
Cá mao tiên vây rời (Pterois volitans) dài 38cm, sống ở các rạn san hô khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các sọc màu rực rỡ của loài cá này cảnh báo cho kẻ thù rằng chúng có gai độc ở vây lưng.
Cá vây tròn (Cyclopterus lumpus) dài 60cm, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Bụng của loài cá mập mạp này có giác mút khỏe, giúp chúng bám vào những tảng đá nơi sóng mạnh khi canh giữ trứng.
Cá dầu Baikal lớn (Comephorus baikalensis) dài 21cm, là loài cá đặc hữu của hồ Baikal ở Nga. Khoảng một phần tư cơ thể loài cá này là dầu, giúp chúng duy trì sự cân bằng khi bơi ở mực nước sâu. Chúng cũng là nguồn thức ăn chính của loài hải cẩu Baikal.
Cá bống biển gai dài (Taurulus bubalis) dài 25cm, phân bố ở các vùng biển phía Tây châu Âu. Màu sắc của loài cá sống ven bờ này đa dạng, thay đổi tùy theo môi trường xung quanh. Chẳng hạn, những con cá sống giữa tảo biển đỏ thì có màu đỏ.
Cá mặt quỷ rạn san hô (Synanceia verrucosa) dài 40cm, sống ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Có ngoại hình xù xì như tảng đá, loài cá này gần như "tàng hình" khi nằm trong rạn đá ngầm. Gai độc của chúng châm vào người có thể gây tử vong.
Cá bống đáy sông châu Âu (Cottus gobio) dài 18cm, sống giữa đá và thực vật trong các suối nước ngọt khắp châu Âu. Con đực ở loài này có nhiệm vụ canh gác trứng.
Cá chào mào vảy nhỏ (Chelidonichthys lucerna) dài 75cm, được ghi nhận ở Địa Trung Hải và nhiều vùng biển khác của châu Âu. Loài này di chuyển trên đáy biển nhờ ba tia linh động trên mỗi vây ngực. Chúng cũng có thể dùng vây để mò ra những động vật không xương sống đang lẩn trốn.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.