Các nhà khoa học Việt Nam và Nga vừa xác định một loài bò sát mới thông qua việc nghiên cứu các mẫu vật thu được trong chuyến khảo sát thực địa của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) vào năm 2023. Ảnh: VinWonders.Cụ thể, các nhà khoa học thuộc trung tâm này đã phát hiện và mô tả một loài thằn lằn mù mới thuộc chi Dibamus ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Kliukin, Bragin, Nguyen & Poyarkov.Loài mới này, được đặt tên là Dibamus deimontis, với tên gọi phản ánh địa danh phát hiện ra chúng, nghĩa là "Núi Chúa" trong tiếng Latin. Ảnh: ResearchGate.Thạc sĩ Lê Xuân Sơn từ Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cho biết, loài này có chiều dài cơ thể tối đa là 13,6 cm và chiều dài đuôi trung bình là khoảng 3 cm. Ảnh: ResearchGate.Loài thằn lằn này có màu sắc dao động từ nâu xám đến nâu hồng và trên cơ thể có các đốm xám không đều. Vì đặc điểm sống ẩn dưới đất hoặc dưới lớp mục thực vật, mắt của chúng gần như không phát triển và được phủ kín bởi vảy. Ảnh: ResearchGate.Đặc biệt, chúng không có chi trước, và chi sau chỉ thấy ở mẫu đực nhưng rất sơ khai. Ảnh: Andrey M. Bragin and Nikolay A. Poyarkov.Khi bị làm phiền, chúng sẽ vùng vẫy liên tục để thoát xuống đất và nhanh chóng tìm nơi trốn giống như hành vi của giun. Ảnh: TT Nhiệt đới Việt Nga.Được biết, Dibamus deimontis là loài thứ tám trong chi Dibamus được tìm thấy tại Việt Nam và cùng với Dibamus tropcentr, cả hai đều là các loài bò sát mới nhất được mô tả ở Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: ResearchGate.Địa điểm tìm thấy loài thằn lằn mới ở Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: TT Nhiệt đới Việt Nga.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Các nhà khoa học Việt Nam và Nga vừa xác định một loài bò sát mới thông qua việc nghiên cứu các mẫu vật thu được trong chuyến khảo sát thực địa của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) vào năm 2023. Ảnh: VinWonders.
Cụ thể, các nhà khoa học thuộc trung tâm này đã phát hiện và mô tả một loài thằn lằn mù mới thuộc chi Dibamus ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Kliukin, Bragin, Nguyen & Poyarkov.
Loài mới này, được đặt tên là Dibamus deimontis, với tên gọi phản ánh địa danh phát hiện ra chúng, nghĩa là "Núi Chúa" trong tiếng Latin. Ảnh: ResearchGate.
Thạc sĩ Lê Xuân Sơn từ Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cho biết, loài này có chiều dài cơ thể tối đa là 13,6 cm và chiều dài đuôi trung bình là khoảng 3 cm. Ảnh: ResearchGate.
Loài thằn lằn này có màu sắc dao động từ nâu xám đến nâu hồng và trên cơ thể có các đốm xám không đều. Vì đặc điểm sống ẩn dưới đất hoặc dưới lớp mục thực vật, mắt của chúng gần như không phát triển và được phủ kín bởi vảy. Ảnh: ResearchGate.
Đặc biệt, chúng không có chi trước, và chi sau chỉ thấy ở mẫu đực nhưng rất sơ khai. Ảnh: Andrey M. Bragin and Nikolay A. Poyarkov.
Khi bị làm phiền, chúng sẽ vùng vẫy liên tục để thoát xuống đất và nhanh chóng tìm nơi trốn giống như hành vi của giun. Ảnh: TT Nhiệt đới Việt Nga.
Được biết, Dibamus deimontis là loài thứ tám trong chi Dibamus được tìm thấy tại Việt Nam và cùng với Dibamus tropcentr, cả hai đều là các loài bò sát mới nhất được mô tả ở Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: ResearchGate.
Địa điểm tìm thấy loài thằn lằn mới ở Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: TT Nhiệt đới Việt Nga.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.