Vào năm 2015, các nhà khảo cổ bất ngờ tìm thấy một bộ hài cốt thiếu nữ 7.200 tuổi có ADN "dị biệt" bên trong hang Leang Panninge trên đảo Sulawesi, Indonesia. Mới đây, giới chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu bất ngờ về bộ hài cốt này.Để tiện cho việc nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên của thiếu nữ chết cách đây 7.200 năm là Bessé. Thông qua các kiểm tra, phân tích, nhóm chuyên gia cho hay đây là lần đầu tiên ADN của người cổ đại được phát hiện ở Wallacea, chuỗi đảo và rạn san hô ở giữa lục địa châu Á và Australia.Các nhà khoa học lấy ADN chiết xuất từ xương đá - phần xương nằm sâu trong hộp sọ của Bessé và chứa tai trong.Theo giáo sư Adam Brumm của Đại học Griffith, Australia, đồng thời là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết việc tìm thấy ADN nguyên vẹn như ở hài cốt của Bessé là rất hiếm có.“Khí hậu ẩm ướt của vùng nhiệt đới khiến ADN trong xương và răng của người cổ đại rất khó còn đến ngày nay”, ông Brumm cho hay.Kết quả kiểm tra, phân tích gen cho thấy Bessé không có chung tổ tiên với bất kỳ người nào trên thế giới hiện đại cũng như những bộ hài cốt cổ đại được tìm thấy từ trước đến nay.Khoảng 50% cấu tạo gen của Bessé tương tự với người Australia bản địa, những người từ New Guinea và các đảo Tây Thái Bình Dương.“Tổ tiên của Bessé tham gia đợt di cư của người cổ đại từ lục địa châu Á qua các đảo Wallacea tới nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Sahul, vùng đất nằm ở thềm lục địa của lục địa Australia", ông Brumm cho biết.ADN của Bessé cũng cho thấy thiếu nữ này có mối liên hệ với Đông Á. Việc các nhà khoa học tìm thấy một người săn bắn hái lượm sống hàng ngàn năm trước đó có tổ tiên châu Á cho thấy việc di cư diễn ra sớm hơn so với hiểu biết trước đây.Thêm nữa, Bessé cũng là bộ hài cốt đầu tiên được tìm thấy của nền văn hóa Toalean. Đây là cộng đồng người săn bắn hái lượm sống ở Nam Sulawesi từ 1.500 - 8.000 năm trước. Thiếu nữ này qua đời khi khoảng 17 - 18 tuổi. Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THDT.
Vào năm 2015, các nhà khảo cổ bất ngờ tìm thấy một bộ hài cốt thiếu nữ 7.200 tuổi có ADN "dị biệt" bên trong hang Leang Panninge trên đảo Sulawesi, Indonesia. Mới đây, giới chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu bất ngờ về bộ hài cốt này.
Để tiện cho việc nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên của thiếu nữ chết cách đây 7.200 năm là Bessé. Thông qua các kiểm tra, phân tích, nhóm chuyên gia cho hay đây là lần đầu tiên ADN của người cổ đại được phát hiện ở Wallacea, chuỗi đảo và rạn san hô ở giữa lục địa châu Á và Australia.
Các nhà khoa học lấy ADN chiết xuất từ xương đá - phần xương nằm sâu trong hộp sọ của Bessé và chứa tai trong.
Theo giáo sư Adam Brumm của Đại học Griffith, Australia, đồng thời là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết việc tìm thấy ADN nguyên vẹn như ở hài cốt của Bessé là rất hiếm có.
“Khí hậu ẩm ướt của vùng nhiệt đới khiến ADN trong xương và răng của người cổ đại rất khó còn đến ngày nay”, ông Brumm cho hay.
Kết quả kiểm tra, phân tích gen cho thấy Bessé không có chung tổ tiên với bất kỳ người nào trên thế giới hiện đại cũng như những bộ hài cốt cổ đại được tìm thấy từ trước đến nay.
Khoảng 50% cấu tạo gen của Bessé tương tự với người Australia bản địa, những người từ New Guinea và các đảo Tây Thái Bình Dương.
“Tổ tiên của Bessé tham gia đợt di cư của người cổ đại từ lục địa châu Á qua các đảo Wallacea tới nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Sahul, vùng đất nằm ở thềm lục địa của lục địa Australia", ông Brumm cho biết.
ADN của Bessé cũng cho thấy thiếu nữ này có mối liên hệ với Đông Á. Việc các nhà khoa học tìm thấy một người săn bắn hái lượm sống hàng ngàn năm trước đó có tổ tiên châu Á cho thấy việc di cư diễn ra sớm hơn so với hiểu biết trước đây.
Thêm nữa, Bessé cũng là bộ hài cốt đầu tiên được tìm thấy của nền văn hóa Toalean. Đây là cộng đồng người săn bắn hái lượm sống ở Nam Sulawesi từ 1.500 - 8.000 năm trước. Thiếu nữ này qua đời khi khoảng 17 - 18 tuổi.
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THDT.