Tập đoàn Vingroup cho biết vừa ký kết với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền sản xuất vắc xin công nghệ mRNA phòng COVID-19.
Theo thỏa thuận với Arcturus, Công ty CP công nghệ sinh học VinBioCare (Vingroup) sẽ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Alpha, Beta,...VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, rất khác biệt so với công nghệ sản xuất vắc xin truyền thông.Đa số vắc xin chúng ta sử dụng từ trước đến nay đều được tạo ra dựa trên các mầm bệnh đã được làm suy yếu, giảm độc tính hoặc làm cho bất hoạt dưới tác động của nhiệt và hóa chất.Cơ chế hoạt động của vắc xin mRNA lại hoàn toàn khác. Thay vì dùng mầm bệnh giảm độc tính hoặc bị xử lý bất hoạt để "huấn luyện" cơ thể ngăn chặn sự lây nhiễm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tử mRNA đã được thay đổi mã di truyền thay vì mầm bệnh.Sau khi được đưa vào cơ thể, các mRNA này sẽ “dạy” hay “hướng dẫn” các tế bào của chúng ta tạo ra một protein hoặc một mảnh protein giống của tác nhân gây bệnh. Cụ thể đối với với vi rút SARS-CoV-2 là các protein dạng "gai".Khi thấy cơ thể xuất hiện nhiều protein gai lạ, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.Đặc biệt, đối với các loại vắc xin truyền thống, quá trình sản xuất tốn rất nhiều công sức, thời gian, vắc xin được phát triển nhanh nhất như vắc xin quai bị năm 1967 mất tới 4 năm, thông thường phải mất khoảng 10 năm.Với công nghệ mRNA, Công ty BioNTech và Moderna đã công bố kết quả phát triển vắc xin của mình chỉ trong vòng 1 tuần - kỷ lục phá vỡ dòng thời gian thông thường của lịch sử phát triển vắc xin.Việc chế tạo vắc xin mRNA cũng có tốc độ thời gian nhanh không kém. Với vắc xin truyền thống, việc tạo ra một sinh khối đủ lớn để bắt đầu nghiên cứu sản xuất một loại vắc xin thường phải mất từ 4-6 tuần.Trong khi đó với công nghệ mRNA, một loại vắc xin có thể được tổng hợp và tạo ra chỉ sau vài phút. Sự khác biệt đáng kinh ngạc về tốc độ này là do vắc xin mRNA được chế tạo không cần dựa vào tế bào động vật mà dựa trên các enzyme tổng hợp. Điều đáng nói, các nhà khoa học cho rằng, vắc xin mRNA không chỉ giúp nhân loại ứng phó với COVID-19 và các đại dịch về sau, mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.Một báo cáo gần đây cho biết, hiện có hơn 150 vắc xin mRNA và các liệu pháp khác đang được phát triển. Các phòng thí nghiệm mới và các công ty công nghệ sinh học cũng đang xếp hàng để thử sức mình.Ziphius Vaccines, một công ty nhỏ của Bỉ tuyên bố đang tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư bằng mRNA và phát triển vắc xin cho các loại bệnh: sốt xuất huyết, viêm gan, viêm não và hy vọng sẽ có kết quả tiền lâm sàng cho ít nhất bốn mục tiêu vào cuối năm 2022. Mathieu Ghadanfar, Giám đốc y tế của Ziphius Vaccines cho biết: “Trước kia không ai tin rằng bạn có thể sản xuất một loại vắc xin nhanh chóng như vậy, nhưng giờ đây với nền tảng mRNA, bạn có thể đạt được mục tiêu trong vòng sáu tuần”.Mời độc giả xem video: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THDT.
Tập đoàn Vingroup cho biết vừa ký kết với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền sản xuất vắc xin công nghệ mRNA phòng COVID-19.
Theo thỏa thuận với Arcturus, Công ty CP công nghệ sinh học VinBioCare (Vingroup) sẽ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Alpha, Beta,...
VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, rất khác biệt so với công nghệ sản xuất vắc xin truyền thông.
Đa số vắc xin chúng ta sử dụng từ trước đến nay đều được tạo ra dựa trên các mầm bệnh đã được làm suy yếu, giảm độc tính hoặc làm cho bất hoạt dưới tác động của nhiệt và hóa chất.
Cơ chế hoạt động của vắc xin mRNA lại hoàn toàn khác. Thay vì dùng mầm bệnh giảm độc tính hoặc bị xử lý bất hoạt để "huấn luyện" cơ thể ngăn chặn sự lây nhiễm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tử mRNA đã được thay đổi mã di truyền thay vì mầm bệnh.
Sau khi được đưa vào cơ thể, các mRNA này sẽ “dạy” hay “hướng dẫn” các tế bào của chúng ta tạo ra một protein hoặc một mảnh protein giống của tác nhân gây bệnh. Cụ thể đối với với vi rút SARS-CoV-2 là các protein dạng "gai".
Khi thấy cơ thể xuất hiện nhiều protein gai lạ, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.
Đặc biệt, đối với các loại vắc xin truyền thống, quá trình sản xuất tốn rất nhiều công sức, thời gian, vắc xin được phát triển nhanh nhất như vắc xin quai bị năm 1967 mất tới 4 năm, thông thường phải mất khoảng 10 năm.
Với công nghệ mRNA, Công ty BioNTech và Moderna đã công bố kết quả phát triển vắc xin của mình chỉ trong vòng 1 tuần - kỷ lục phá vỡ dòng thời gian thông thường của lịch sử phát triển vắc xin.
Việc chế tạo vắc xin mRNA cũng có tốc độ thời gian nhanh không kém. Với vắc xin truyền thống, việc tạo ra một sinh khối đủ lớn để bắt đầu nghiên cứu sản xuất một loại vắc xin thường phải mất từ 4-6 tuần.
Trong khi đó với công nghệ mRNA, một loại vắc xin có thể được tổng hợp và tạo ra chỉ sau vài phút. Sự khác biệt đáng kinh ngạc về tốc độ này là do vắc xin mRNA được chế tạo không cần dựa vào tế bào động vật mà dựa trên các enzyme tổng hợp.
Điều đáng nói, các nhà khoa học cho rằng, vắc xin mRNA không chỉ giúp nhân loại ứng phó với COVID-19 và các đại dịch về sau, mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.
Một báo cáo gần đây cho biết, hiện có hơn 150 vắc xin mRNA và các liệu pháp khác đang được phát triển. Các phòng thí nghiệm mới và các công ty công nghệ sinh học cũng đang xếp hàng để thử sức mình.
Ziphius Vaccines, một công ty nhỏ của Bỉ tuyên bố đang tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư bằng mRNA và phát triển vắc xin cho các loại bệnh: sốt xuất huyết, viêm gan, viêm não và hy vọng sẽ có kết quả tiền lâm sàng cho ít nhất bốn mục tiêu vào cuối năm 2022.
Mathieu Ghadanfar, Giám đốc y tế của Ziphius Vaccines cho biết: “Trước kia không ai tin rằng bạn có thể sản xuất một loại vắc xin nhanh chóng như vậy, nhưng giờ đây với nền tảng mRNA, bạn có thể đạt được mục tiêu trong vòng sáu tuần”.
Mời độc giả xem video: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THDT.