Christen McGinnes. Sáng ngày 22/10/2010, cô Christen McGinnes, 45 tuổi bị trầm cảm quyết định tự sát bằng súng. McGinnes mới bị mất việc công việc cô đã làm suốt 18 năm. Cô cũng đã mất mẹ, một người bạn thân, chú chó cưng và bảo hiểm cho mình. Cô quyết định tự tử trên ban công vì không muốn làm lộn xộn căn hộ của mình. McGinnes quyết định dùng khẩu súng lục và tự bắn vào đầu mình vì cô là người hiến tạng và muốn nội tạng của mình còn nguyên vẹn sau khi chết. Chĩa nòng súng vào ngay dưới cằm, McGinnes bóp cò nhưng không có chuyện gì xảy ra. Rõ ràng, chỉ có 4 trong số 5 viên đạn được nạp và McGinnes đã bị tử thần từ chối. McGinnes thử lại lần nữa. Lần này, viên đạn đi từ hạm chạy lên đầu cô, phá hủy hàm và mắt phải của McGinnes. Cô bất tỉnh nhưng không chết. Sau một loạt các cuộc phẫu thuật, McGinnes đã sống sót. Giờ đây, cô là một tình nguyện viên, giúp đỡ những người bị trầm cảm khác.
George. Năm 1988, George mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Điều này thường khiến anh lặp lại các hoạt động như rửa tay, tắm rửa và dọn dẹp lại mọi thứ. Nhược điểm này khiến cuộc sống của anh trở nên khó khăn hơn. Anh ta có vấn đề tập trung, nên bị mất việc dẫn đến bị trầm cảm và anh nghĩ đến việc tự tử. George lấy một khẩu súng ngắn cỡ nòng 22 ly từ tầng hầm và tự bắn vào miệng. Viên đạn không giết chết anh mặc dù nó đã găm vào đầu và phá hủy thùy não trái của anh. Thật đáng kinh ngạc là nỗ lực tự sát bằng súng lại giúp anh hết bệnh. IQ của anh trở lại bình thường trước khi mắc chứng OCD và George đi học lại. Các bác sĩ nhận ra rằng George đã bất ngờ tự chữa khỏi chứng OCD do viên đạn đi vào thùy trái của anh. Các bác sĩ luôn nghi ngờ về mối tương quan giữa vùng não này và chứng bệnh OCD. Trên thực tế, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thường loại bỏ một phần của thùy trước bên trái như là một trong những nỗ lực cuối cùng để điều trị OCD.
Victor Sibson. Khoảng 2 giờ sáng ngày 19/4/2017, Victor Sibson , 21 tuổi say rượu và quyết định tự tử. Anh ta lấy một khẩu súng ngắn, nhắm vào thái dương bên trái và bóp cò. Viên đạn xuyên qua mắt trái trước khi bay ra khỏi đầu Sibson và không may găm thẳng vào ngực cô bạn gái 22 tuổi của Sibson, Brittany-Mae Haag. Mặc dù bị thương, Haag vẫn đủ sức gọi hàng xóm nhờ giúp đỡ. Nhưng thật không may, cô đã thiệt mạng sau buổi sáng hôm đó. Còn Sibson không chết và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Sibson được xuất viện vài tuần sau đó và thường phải đội mũ bảo hiểm để che giấu vết sẹo lớn vì đạn bắn ở thái dương. Sibson sau đó bị xét xử vì tội giết người cấp độ hai.
Andy Sandness. Đêm 23/12/2006, Andy Sandness, 21 tuổi bị trầm cảm và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Anh chộp lấy một khẩu súng và bắn vào dưới cằm. Viên đạn đã phá hủy mũi, miệng và hầu hết khuôn mặt của anh ta. Toàn bộ hàm của anh ta cũng bị phá hủy, khiến anh chỉ còn hai chiếc răng. Nhưng Sandness không chết và nhanh chóng hối hận vì quyết định tự sát. Anh đã cầu xin một cảnh sát hãy cứu mạng mình. Nhưng các bác sĩ không thể tái tạo lại khuôn mặt của Sandness ngay cả sau một loạt các ca phẫu thuật. Sandness gần như không còn miệng và phải dán mũi giả. Mười năm sau, Sandness được một người hiến tặng mặt. Calen Ross, một thanh niên 21 tuổi, cũng tự sát bằng cách bắn vào đầu nhưng không thoát chết. Sandness được Ross hiến mặt. Sau một cuộc phẫu thuật ghép mặt kéo dài 56 giờ đầy mệt mỏi, các bác sĩ tại Mayo Clinic ghép mặt thành công cho Sandness. Sandness thừa nhận rằng khuôn mặt trông đẹp hơn anh mong đợi.
Darnal Mundy. Ngày 4/8/2015, bé Darnal Mundy, 3 tuổi, nghịch súng và không may súng bị cướp cò. Viên đạn găm thẳng vào đầu bé. Bố mẹ Mundy bị đánh thức bởi tiếng súng và nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện. May thay, viên đạn không lấy đi tính mạng của Mundy. Cậu bé 3 tuổi tỉnh táo và khóc suốt đường đến bệnh viện. Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật đầu và hồi phục hoàn toàn sau đó nhiều tháng.
Mời quý vị xem video: Thử thách cá voi xanh - tại sao chỉ vì một trò chơi mà có người sẵn sàng tự sát
Christen McGinnes. Sáng ngày 22/10/2010, cô Christen McGinnes, 45 tuổi bị trầm cảm quyết định tự sát bằng súng. McGinnes mới bị mất việc công việc cô đã làm suốt 18 năm. Cô cũng đã mất mẹ, một người bạn thân, chú chó cưng và bảo hiểm cho mình. Cô quyết định tự tử trên ban công vì không muốn làm lộn xộn căn hộ của mình. McGinnes quyết định dùng khẩu súng lục và tự bắn vào đầu mình vì cô là người hiến tạng và muốn nội tạng của mình còn nguyên vẹn sau khi chết. Chĩa nòng súng vào ngay dưới cằm, McGinnes bóp cò nhưng không có chuyện gì xảy ra. Rõ ràng, chỉ có 4 trong số 5 viên đạn được nạp và McGinnes đã bị tử thần từ chối. McGinnes thử lại lần nữa. Lần này, viên đạn đi từ hạm chạy lên đầu cô, phá hủy hàm và mắt phải của McGinnes. Cô bất tỉnh nhưng không chết. Sau một loạt các cuộc phẫu thuật, McGinnes đã sống sót. Giờ đây, cô là một tình nguyện viên, giúp đỡ những người bị trầm cảm khác.
George. Năm 1988, George mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Điều này thường khiến anh lặp lại các hoạt động như rửa tay, tắm rửa và dọn dẹp lại mọi thứ. Nhược điểm này khiến cuộc sống của anh trở nên khó khăn hơn. Anh ta có vấn đề tập trung, nên bị mất việc dẫn đến bị trầm cảm và anh nghĩ đến việc tự tử. George lấy một khẩu súng ngắn cỡ nòng 22 ly từ tầng hầm và tự bắn vào miệng. Viên đạn không giết chết anh mặc dù nó đã găm vào đầu và phá hủy thùy não trái của anh. Thật đáng kinh ngạc là nỗ lực tự sát bằng súng lại giúp anh hết bệnh. IQ của anh trở lại bình thường trước khi mắc chứng OCD và George đi học lại. Các bác sĩ nhận ra rằng George đã bất ngờ tự chữa khỏi chứng OCD do viên đạn đi vào thùy trái của anh. Các bác sĩ luôn nghi ngờ về mối tương quan giữa vùng não này và chứng bệnh OCD. Trên thực tế, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thường loại bỏ một phần của thùy trước bên trái như là một trong những nỗ lực cuối cùng để điều trị OCD.
Victor Sibson. Khoảng 2 giờ sáng ngày 19/4/2017, Victor Sibson , 21 tuổi say rượu và quyết định tự tử. Anh ta lấy một khẩu súng ngắn, nhắm vào thái dương bên trái và bóp cò. Viên đạn xuyên qua mắt trái trước khi bay ra khỏi đầu Sibson và không may găm thẳng vào ngực cô bạn gái 22 tuổi của Sibson, Brittany-Mae Haag. Mặc dù bị thương, Haag vẫn đủ sức gọi hàng xóm nhờ giúp đỡ. Nhưng thật không may, cô đã thiệt mạng sau buổi sáng hôm đó. Còn Sibson không chết và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Sibson được xuất viện vài tuần sau đó và thường phải đội mũ bảo hiểm để che giấu vết sẹo lớn vì đạn bắn ở thái dương. Sibson sau đó bị xét xử vì tội giết người cấp độ hai.
Andy Sandness. Đêm 23/12/2006, Andy Sandness, 21 tuổi bị trầm cảm và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Anh chộp lấy một khẩu súng và bắn vào dưới cằm. Viên đạn đã phá hủy mũi, miệng và hầu hết khuôn mặt của anh ta. Toàn bộ hàm của anh ta cũng bị phá hủy, khiến anh chỉ còn hai chiếc răng. Nhưng Sandness không chết và nhanh chóng hối hận vì quyết định tự sát. Anh đã cầu xin một cảnh sát hãy cứu mạng mình. Nhưng các bác sĩ không thể tái tạo lại khuôn mặt của Sandness ngay cả sau một loạt các ca phẫu thuật. Sandness gần như không còn miệng và phải dán mũi giả. Mười năm sau, Sandness được một người hiến tặng mặt. Calen Ross, một thanh niên 21 tuổi, cũng tự sát bằng cách bắn vào đầu nhưng không thoát chết. Sandness được Ross hiến mặt. Sau một cuộc phẫu thuật ghép mặt kéo dài 56 giờ đầy mệt mỏi, các bác sĩ tại Mayo Clinic ghép mặt thành công cho Sandness. Sandness thừa nhận rằng khuôn mặt trông đẹp hơn anh mong đợi.
Darnal Mundy. Ngày 4/8/2015, bé Darnal Mundy, 3 tuổi, nghịch súng và không may súng bị cướp cò. Viên đạn găm thẳng vào đầu bé. Bố mẹ Mundy bị đánh thức bởi tiếng súng và nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện. May thay, viên đạn không lấy đi tính mạng của Mundy. Cậu bé 3 tuổi tỉnh táo và khóc suốt đường đến bệnh viện. Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật đầu và hồi phục hoàn toàn sau đó nhiều tháng.
Mời quý vị xem video: Thử thách cá voi xanh - tại sao chỉ vì một trò chơi mà có người sẵn sàng tự sát