Sau khi phát hiện ra con rắn hồ mang chúa quý hiếm bị mắc kẹt ở lưới vây xung quanh sân tập thể dục, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Sơn đã lập tức báo cáo sự việc với Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh.Ngay chiều đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Sơn đã phối hợp, bàn giao cá thể rắn hổ mang chúa này cho Vườn quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.Cá thể rắn hổ mang chúa này có kích thước chiều dài lên tới 3m, cân nặng 2,6kg. Sức khoẻ của rắn ổn định. Rắn hổ mang chúa thuộc nhóm IB, là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt.Tên khoa học của rắn hổ mang chúa là Ophiophagus hannah cũng xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp, “ophio” nghĩa là rắn và “phagus” nghĩa là ăn thịt, được hiểu là loài ăn thịt rắn. “Hannah” có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, mang ý nghĩa là nữ thần sống trên cây.Rắn hổ mang chúa có màu xanh ô liu hoặc màu đen với các dải màu vàng nhạt dọc cơ thể. Ở dưới bụng có thể có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Đầu rắn trường thành có thể có nhiều hình dạng khác nhau.Rắn hổ mang chúa có hàm răng trưởng thành hơn, hai răng nanh ngắn, cố định ở phía trước hàm rằng chĩa nọc độc về phía con mồi. Con đực lớn hơn nhiều so với con cái.Nọc độc chủ yếu tác động đến thần kinh (tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân và ngay lập tức gây đau dữ đội, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và cuối cùng là mất cảm giác và tử vong).Rắn hổ mang chúa thường có kích thước to lớn hơn so với các loài rắn hổ mang bình thường, chúng sống ở Nam và Đông Nam Châu Á. Chiều dài cơ thể chúng có thể đạt tới trên 5 mét khiến chúng được coi là loài rắn độc dài nhất.Mùa con đực giao phối với Rắn hổ mang chúa là tháng Giêng. Chúng đẻ khoảng 50 trứng, con cái cuộn mình lại và giữ nguyên trong thời kỳ ấp trứng từ 60-80 ngày.Thức ăn chủ yếu của Rắn hổ mang chúa là các loài rắn khác nhưng cũng có thể ăn những động vật nhỏ hơn như thằn lằn, chim, và động vật gặm nhấm.Rắn hổ mang chúa khi bị đe dọa chúng sẽ giương cao đầu và trương rộng bành cổ.Nhát cắn của chúng cực kỳ nghiêm trọng, nó có thể giết được một con vật có kích thước lớn như voi trong vòng vài giờ đồng hồ bằng cách phóng một lượng lớn chất độc thần kinh vào cơ thể nạn nhân.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Sau khi phát hiện ra con rắn hồ mang chúa quý hiếm bị mắc kẹt ở lưới vây xung quanh sân tập thể dục, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Sơn đã lập tức báo cáo sự việc với Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh.
Ngay chiều đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Sơn đã phối hợp, bàn giao cá thể rắn hổ mang chúa này cho Vườn quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.
Cá thể rắn hổ mang chúa này có kích thước chiều dài lên tới 3m, cân nặng 2,6kg. Sức khoẻ của rắn ổn định. Rắn hổ mang chúa thuộc nhóm IB, là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt.
Tên khoa học của rắn hổ mang chúa là Ophiophagus hannah cũng xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp, “ophio” nghĩa là rắn và “phagus” nghĩa là ăn thịt, được hiểu là loài ăn thịt rắn. “Hannah” có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, mang ý nghĩa là nữ thần sống trên cây.
Rắn hổ mang chúa có màu xanh ô liu hoặc màu đen với các dải màu vàng nhạt dọc cơ thể. Ở dưới bụng có thể có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Đầu rắn trường thành có thể có nhiều hình dạng khác nhau.
Rắn hổ mang chúa có hàm răng trưởng thành hơn, hai răng nanh ngắn, cố định ở phía trước hàm rằng chĩa nọc độc về phía con mồi. Con đực lớn hơn nhiều so với con cái.
Nọc độc chủ yếu tác động đến thần kinh (tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân và ngay lập tức gây đau dữ đội, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và cuối cùng là mất cảm giác và tử vong).
Rắn hổ mang chúa thường có kích thước to lớn hơn so với các loài rắn hổ mang bình thường, chúng sống ở Nam và Đông Nam Châu Á. Chiều dài cơ thể chúng có thể đạt tới trên 5 mét khiến chúng được coi là loài rắn độc dài nhất.
Mùa con đực giao phối với Rắn hổ mang chúa là tháng Giêng. Chúng đẻ khoảng 50 trứng, con cái cuộn mình lại và giữ nguyên trong thời kỳ ấp trứng từ 60-80 ngày.
Thức ăn chủ yếu của Rắn hổ mang chúa là các loài rắn khác nhưng cũng có thể ăn những động vật nhỏ hơn như thằn lằn, chim, và động vật gặm nhấm.
Rắn hổ mang chúa khi bị đe dọa chúng sẽ giương cao đầu và trương rộng bành cổ.
Nhát cắn của chúng cực kỳ nghiêm trọng, nó có thể giết được một con vật có kích thước lớn như voi trong vòng vài giờ đồng hồ bằng cách phóng một lượng lớn chất độc thần kinh vào cơ thể nạn nhân.