Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạo chí khoa học Nature, nhân loại sẽ có thể đối mặt với thảm họa toàn cầu trong khoảng 100 năm tới. Thảm kịch này xuất phát từ mực nước biển dâng cao và hiệu ứng nhà kính.Các chuyên gia tính toán nếu các nước không thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì đến năm 2100 sẽ đối mặt với hậu quả khủng khiếp.Theo các chuyên gia, khi kịch bản trên xảy ra, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị nước biển nhấn chìm. Đặc biệt là các thành phố, làng mạc ven biển có nguy cơ ngập nước khoảng 50%.Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới có thể gây ra những trận lũ lụt thường xuyên tại các vùng đất trũng.Đến năm 2100, nhiều khu vực hiện là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người có thể bị nhấn chìm vĩnh viễn. Khi ấy, những nơi này sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới.Các chuyên gia cũng cảnh báo mực nước biển toàn cầu dự báo sẽ tăng 2m vào cuối thế kỷ này.Do đó, nhiều thành phố ven biển có thể đối mặt với nguy cơ nhấn chìm dưới mực triều cường nếu giới chức trách và người dân không có những hành động đối phó kịp thời trước khi các thảm họa thiên nhiên xảy ra.Giới chuyên gia đã lập được bản đồ mô phỏng những vùng lãnh thổ trên Trái đất có thể bị đại dương "nuốt chửng" hoặc thiệt hại nghiêm trọng vào năm 2100. Theo đó, lãnh thổ các bang Bắc Carolina, Virginia và Maryland ở Mỹ sẽ có thể bị ngập lụt một phần.Một số khu vực tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và châu Đại Dương cũng đối mặt nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.Khu vực châu Âu, đặc biệt phía bắc nước Đức và Pháp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vương quốc Anh sẽ có thể đối mặt với hậu quả nghiêm trọng hơn do các trận lũ lụt gây ra.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạo chí khoa học Nature, nhân loại sẽ có thể đối mặt với thảm họa toàn cầu trong khoảng 100 năm tới. Thảm kịch này xuất phát từ mực nước biển dâng cao và hiệu ứng nhà kính.
Các chuyên gia tính toán nếu các nước không thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì đến năm 2100 sẽ đối mặt với hậu quả khủng khiếp.
Theo các chuyên gia, khi kịch bản trên xảy ra, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị nước biển nhấn chìm. Đặc biệt là các thành phố, làng mạc ven biển có nguy cơ ngập nước khoảng 50%.
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới có thể gây ra những trận lũ lụt thường xuyên tại các vùng đất trũng.
Đến năm 2100, nhiều khu vực hiện là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người có thể bị nhấn chìm vĩnh viễn. Khi ấy, những nơi này sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới.
Các chuyên gia cũng cảnh báo mực nước biển toàn cầu dự báo sẽ tăng 2m vào cuối thế kỷ này.
Do đó, nhiều thành phố ven biển có thể đối mặt với nguy cơ nhấn chìm dưới mực triều cường nếu giới chức trách và người dân không có những hành động đối phó kịp thời trước khi các thảm họa thiên nhiên xảy ra.
Giới chuyên gia đã lập được bản đồ mô phỏng những vùng lãnh thổ trên Trái đất có thể bị đại dương "nuốt chửng" hoặc thiệt hại nghiêm trọng vào năm 2100. Theo đó, lãnh thổ các bang Bắc Carolina, Virginia và Maryland ở Mỹ sẽ có thể bị ngập lụt một phần.
Một số khu vực tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và châu Đại Dương cũng đối mặt nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.
Khu vực châu Âu, đặc biệt phía bắc nước Đức và Pháp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vương quốc Anh sẽ có thể đối mặt với hậu quả nghiêm trọng hơn do các trận lũ lụt gây ra.