Trước đây, các nhà khoa học đề xuất bổ sung một "giây nhuận âm" vào giờ chuẩn của thế giới bởi phát hiện ra rằng kể từ năm 2020, Trái Đất đã bất ngờ tăng vận tốc tự quay.Trong đó, ngày ngắn nhất được ghi nhận là 19/7/2020, khi 1 ngày thiếu mất 1,4602 giây, IERS đã để xuất bổ sung 1 "giây nhuận âm" mỗi ngày để các loại đồng hồ có thể chạy tương thích hơn với chuyển động của hành tinh.Tuy nhiên mới đây, dựa trên đo đạc mới nhất từ Viện Tiêu chuẩn và công nghệ Quốc gia (NIST - Mỹ), nửa đầu năm 2021 thời gian vẫn trôi khá nhanh tuy nhiên đã chậm hơn "năm điên cuồng" 2020.Mỗi ngày dài hơn ngày trung bình năm 2020 khoảng 0,39 mili giây. Từ ngày 1/7 đến 30/9, vòng quay của Trái Đất có hơi tăng tốc lại nhưng ngày vẫn dài hơn 0,05 mili giây so với năm 2020.Với tốc độ này, một "giây nhảy vọt âm" có thể phải thêm vào đồng hồ nguyên tử - thứ đang quyết định thời gian chuẩn của thế giới, cũng như mọi loại đồng hồ khác trên toàn cầu vào khoảng 10 năm sau.Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Dịch vụ Vòng quay Trái Đất và các hệ thống tham chiếu (IERS, trụ sở tại Paris, Pháp).Lần cuối cùng cơ quan này quyết định thay đổi đồng hồ là sự kiện thêm vào một giây nhuận dương lúc 23 giờ 59 phút 59 giây năm 2016.Nhưng cũng có thể 10 năm sau giây nhuận vẫn không được thêm vào vì Trái Đất quay chậm lại - điều hoàn toàn có thể xảy ra với hành tinh thường xuyên thay đổi tốc độ của chúng ta.Cho dù tốc độ quay của một hành tinh thường không ổn định suốt cuộc đời của nó, nhưng cũng rất cần xem xét đến những yếu tố khiến tốc độ này thay đổi chỉ trong thời gian ngắn.Hiện tượng quay nhanh hơn từng được "tiên tri" trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances năm 2015, cho rằng sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy nhanh vòng quay của Trái Đất.Khi các sông băng tan chảy, sự phân bố lại khối lượng làm dịch chuyển hành tinh, khiến nó quay nhanh hơn trên trục của chính mình.Thực tế, một giây nhảy vọt cũng có thể có tác động lớn đến liên lạc vệ tinh, đến tất cả các loại hệ thống máy tính.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trước đây, các nhà khoa học đề xuất bổ sung một "giây nhuận âm" vào giờ chuẩn của thế giới bởi phát hiện ra rằng kể từ năm 2020, Trái Đất đã bất ngờ tăng vận tốc tự quay.
Trong đó, ngày ngắn nhất được ghi nhận là 19/7/2020, khi 1 ngày thiếu mất 1,4602 giây, IERS đã để xuất bổ sung 1 "giây nhuận âm" mỗi ngày để các loại đồng hồ có thể chạy tương thích hơn với chuyển động của hành tinh.
Tuy nhiên mới đây, dựa trên đo đạc mới nhất từ Viện Tiêu chuẩn và công nghệ Quốc gia (NIST - Mỹ), nửa đầu năm 2021 thời gian vẫn trôi khá nhanh tuy nhiên đã chậm hơn "năm điên cuồng" 2020.
Mỗi ngày dài hơn ngày trung bình năm 2020 khoảng 0,39 mili giây. Từ ngày 1/7 đến 30/9, vòng quay của Trái Đất có hơi tăng tốc lại nhưng ngày vẫn dài hơn 0,05 mili giây so với năm 2020.
Với tốc độ này, một "giây nhảy vọt âm" có thể phải thêm vào đồng hồ nguyên tử - thứ đang quyết định thời gian chuẩn của thế giới, cũng như mọi loại đồng hồ khác trên toàn cầu vào khoảng 10 năm sau.
Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Dịch vụ Vòng quay Trái Đất và các hệ thống tham chiếu (IERS, trụ sở tại Paris, Pháp).
Lần cuối cùng cơ quan này quyết định thay đổi đồng hồ là sự kiện thêm vào một giây nhuận dương lúc 23 giờ 59 phút 59 giây năm 2016.
Nhưng cũng có thể 10 năm sau giây nhuận vẫn không được thêm vào vì Trái Đất quay chậm lại - điều hoàn toàn có thể xảy ra với hành tinh thường xuyên thay đổi tốc độ của chúng ta.
Cho dù tốc độ quay của một hành tinh thường không ổn định suốt cuộc đời của nó, nhưng cũng rất cần xem xét đến những yếu tố khiến tốc độ này thay đổi chỉ trong thời gian ngắn.
Hiện tượng quay nhanh hơn từng được "tiên tri" trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances năm 2015, cho rằng sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy nhanh vòng quay của Trái Đất.
Khi các sông băng tan chảy, sự phân bố lại khối lượng làm dịch chuyển hành tinh, khiến nó quay nhanh hơn trên trục của chính mình.
Thực tế, một giây nhảy vọt cũng có thể có tác động lớn đến liên lạc vệ tinh, đến tất cả các loại hệ thống máy tính.