Thời gian gần đây, một bài viết phản ánh trường hợp loa JBL Charge 3 phát nổ đã thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Nguyên nhân xảy ra sự cố được cho là do phần pin của loa quá cũ, dẫn đến tình sạc quá tải khi cắm sạc liên tục. Ảnh: NVCC.Hiện nay, phần lớn các thiết bị điện tử, điển hình như loa không dây, laptop, điện thoại thông minh… sử dụng pin Lithium. Với hiệu suất hoạt động tốt, tốc độ sạc nhanh và có khả năng chịu được nhiệt độ cao, pin Lithium là linh kiện được nhiều thương hiệu sản xuất thiết bị điện tử tin dùng. Ảnh: Dignited.Tuy nhiên, nếu sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách, đặc biệt trong quá trình sạc, tuổi thọ pin của những thiết bị này có thể bị giảm đi nhanh chóng. Qua đó, không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị mà còn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn khi sử dụng. Ảnh: LoveProperty. Cắm sạc liên tục: Hiện nay, phần lớn model laptop hay smartphone thế hệ mới sở hữu tính năng tự động ngắt nguồn hay chuyển đổi trạng thái sử dụng năng lượng mỗi khi được sạc đầy. Tuy nhiên, việc duy trì pin Lithium ở mức 100% vẫn có thể làm giảm tuổi thọ pin. Đáng nói, tính năng tự động ngắt nguồn khi đầy năng lượng có thể không xuất hiện trên một số thiết bị sử dụng pin đời cũ hoặc lâu chưa thay thế. Người dùng cần tránh sạc quá lâu trên những thiết bị này để đề phòng trường hợp pin quá tải. Ảnh: Smartphone Battery. Sử dụng phụ kiện sạc kém chất lượng: Bên cạnh các linh kiện sạc kém chất lượng, việc sử dụng củ hay dây sạc không tương thích, sai tiêu chuẩn do thiết bị quy định cũng có thể khiến những trường hợp không mong muốn xảy ra. Việc duy trì lượng điện sạc chập chờn, dù lớn hơn hay nhỏ hơn đều dễ dàng gây hư hại cho pin. Ảnh: Michael Murtaugh. Sạc và sử dụng đồng thời: Ngoại trừ một số thiết bị có chế độ tự ngắt hay chuyển đổi nguồn điện, việc người dùng vừa sạc vừa sử dụng có thể khiến pin sinh nhiệt độ cao, từ đó tiềm tàng khả năng rò rỉ các chất hóa học có hại, gây chai và phồng pin. Nếu diễn ra trong một thời gian dài, pin có thể phát nổ hay gây hư hỏng lõi thiết bị. Bên cạnh đó, người dùng có thể bị giật nếu điện thoại bị hở điện. Ảnh: Femina. Sạc thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện tử, đặc biệt là khi chúng đang được tiếp điện. Pin của thiết bị có thể phát sinh nhiệt độ nhanh chóng nếu người dùng để quên trong xe, cốp hoặc phơi nắng nóng thời gian dài. Ngoài ra, người dùng nên chọn vị trí sạc tránh xa lò vi sóng hoặc những nơi dễ phát sinh cháy nổ. Ảnh: ESR. Đợi cạn nguồn mới sạc: Pin Lithium cho hiệu năng hoạt động cao nhất khi duy trì năng lượng ở mức 40%. Một điều hầu như không phải ai cũng biết chính là quá trình sạc ngắt quãng sẽ giúp pin Lithium kéo dài tuổi thọ lâu hơn. Ảnh: WindowReport.
Thời gian gần đây, một bài viết phản ánh trường hợp loa JBL Charge 3 phát nổ đã thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Nguyên nhân xảy ra sự cố được cho là do phần pin của loa quá cũ, dẫn đến tình sạc quá tải khi cắm sạc liên tục. Ảnh: NVCC.
Hiện nay, phần lớn các thiết bị điện tử, điển hình như loa không dây, laptop, điện thoại thông minh… sử dụng pin Lithium. Với hiệu suất hoạt động tốt, tốc độ sạc nhanh và có khả năng chịu được nhiệt độ cao, pin Lithium là linh kiện được nhiều thương hiệu sản xuất thiết bị điện tử tin dùng. Ảnh: Dignited.
Tuy nhiên, nếu sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách, đặc biệt trong quá trình sạc, tuổi thọ pin của những thiết bị này có thể bị giảm đi nhanh chóng. Qua đó, không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị mà còn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn khi sử dụng. Ảnh: LoveProperty.
Cắm sạc liên tục: Hiện nay, phần lớn model laptop hay smartphone thế hệ mới sở hữu tính năng tự động ngắt nguồn hay chuyển đổi trạng thái sử dụng năng lượng mỗi khi được sạc đầy. Tuy nhiên, việc duy trì pin Lithium ở mức 100% vẫn có thể làm giảm tuổi thọ pin. Đáng nói, tính năng tự động ngắt nguồn khi đầy năng lượng có thể không xuất hiện trên một số thiết bị sử dụng pin đời cũ hoặc lâu chưa thay thế. Người dùng cần tránh sạc quá lâu trên những thiết bị này để đề phòng trường hợp pin quá tải. Ảnh: Smartphone Battery.
Sử dụng phụ kiện sạc kém chất lượng: Bên cạnh các linh kiện sạc kém chất lượng, việc sử dụng củ hay dây sạc không tương thích, sai tiêu chuẩn do thiết bị quy định cũng có thể khiến những trường hợp không mong muốn xảy ra. Việc duy trì lượng điện sạc chập chờn, dù lớn hơn hay nhỏ hơn đều dễ dàng gây hư hại cho pin. Ảnh: Michael Murtaugh.
Sạc và sử dụng đồng thời: Ngoại trừ một số thiết bị có chế độ tự ngắt hay chuyển đổi nguồn điện, việc người dùng vừa sạc vừa sử dụng có thể khiến pin sinh nhiệt độ cao, từ đó tiềm tàng khả năng rò rỉ các chất hóa học có hại, gây chai và phồng pin. Nếu diễn ra trong một thời gian dài, pin có thể phát nổ hay gây hư hỏng lõi thiết bị. Bên cạnh đó, người dùng có thể bị giật nếu điện thoại bị hở điện. Ảnh: Femina.
Sạc thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện tử, đặc biệt là khi chúng đang được tiếp điện. Pin của thiết bị có thể phát sinh nhiệt độ nhanh chóng nếu người dùng để quên trong xe, cốp hoặc phơi nắng nóng thời gian dài. Ngoài ra, người dùng nên chọn vị trí sạc tránh xa lò vi sóng hoặc những nơi dễ phát sinh cháy nổ. Ảnh: ESR.
Đợi cạn nguồn mới sạc: Pin Lithium cho hiệu năng hoạt động cao nhất khi duy trì năng lượng ở mức 40%. Một điều hầu như không phải ai cũng biết chính là quá trình sạc ngắt quãng sẽ giúp pin Lithium kéo dài tuổi thọ lâu hơn. Ảnh: WindowReport.