Một cá thể rùa hộp trán vàng đã đi lạc vào nhà người dân ở phường Thủy Xuân (TP.Huế), sau đó được người này bắt và nuôi nhốt. Tuy nhiên, nghi ngờ là động vật hoang dã quý hiếm, chủ nhà đã báo cáo cơ quan chức năng.Sau khi xác nhận là động vật quý hiếm, người dân đã tiến hành bàn giao cho Hạt Kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.Rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.Loài rùa này thường sống ở rừng rậm, ẩm ướt, thường xanh tán lá kín, thường ở độ cao từ 300 đến 700 m. Đây là một loài rùa cạn nên không có liên hệ gì với các dòng sông, suối trên các ngọn đồi, núi.Rùa hộp trán vàng miền Trung là một loài rùa có kích thước trung bình, chiều dài mai lên tới 19–20 cm với trọng lượng khoảng 800 đến 1.200 g. Con đực và con cái đạt kích thước tương đương nhau. con non có kích thước khoảng 45–50 mm và nặng 15–24 g.Rùa hộp trán vàng Miền Trung có mai cao, gồ hẳn lên. Yếm gồm hai mảnh cử động được, nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.Hai tấm vảy hậu môn của yếm gắn liền làm một. Mai màu nâu hoặc màu hạt dẻ, chính giữa lưng có một vệt dài, mảnh, màu vàng.Rùa hộp trán vàng Miền trung tăng trưởng chậm chạp (10-15 tuổi) cùng với mức sinh sản thấp dẫn đến dân số của loài này thấp.Kể cả trong điều kiện nuôi nhốt, mỗi năm Rùa hộp trán vàng Miền trung cũng chỉ có thể để một lứa trứng từ 1–3 quả trứng lớn.Thức ăn yêu thích của rùa hộp trán vàng là giun đất, cá, thịt, chuối chín và các loại rau.Có rất nhiều mối đe dọa đối với loài này, trong đó mối đe dọa chính là nhu cầu sưu tập của con người. Chúng được săn lùng trên thị trường vật nuôi quốc tế và thương mại tiêu dùng châu Á.Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và và thế giới, cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Một cá thể rùa hộp trán vàng đã đi lạc vào nhà người dân ở phường Thủy Xuân (TP.Huế), sau đó được người này bắt và nuôi nhốt. Tuy nhiên, nghi ngờ là động vật hoang dã quý hiếm, chủ nhà đã báo cáo cơ quan chức năng.
Sau khi xác nhận là động vật quý hiếm, người dân đã tiến hành bàn giao cho Hạt Kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.
Rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.
Loài rùa này thường sống ở rừng rậm, ẩm ướt, thường xanh tán lá kín, thường ở độ cao từ 300 đến 700 m. Đây là một loài rùa cạn nên không có liên hệ gì với các dòng sông, suối trên các ngọn đồi, núi.
Rùa hộp trán vàng miền Trung là một loài rùa có kích thước trung bình, chiều dài mai lên tới 19–20 cm với trọng lượng khoảng 800 đến 1.200 g. Con đực và con cái đạt kích thước tương đương nhau. con non có kích thước khoảng 45–50 mm và nặng 15–24 g.
Rùa hộp trán vàng Miền Trung có mai cao, gồ hẳn lên. Yếm gồm hai mảnh cử động được, nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.
Hai tấm vảy hậu môn của yếm gắn liền làm một. Mai màu nâu hoặc màu hạt dẻ, chính giữa lưng có một vệt dài, mảnh, màu vàng.
Rùa hộp trán vàng Miền trung tăng trưởng chậm chạp (10-15 tuổi) cùng với mức sinh sản thấp dẫn đến dân số của loài này thấp.
Kể cả trong điều kiện nuôi nhốt, mỗi năm Rùa hộp trán vàng Miền trung cũng chỉ có thể để một lứa trứng từ 1–3 quả trứng lớn.
Thức ăn yêu thích của rùa hộp trán vàng là giun đất, cá, thịt, chuối chín và các loại rau.
Có rất nhiều mối đe dọa đối với loài này, trong đó mối đe dọa chính là nhu cầu sưu tập của con người. Chúng được săn lùng trên thị trường vật nuôi quốc tế và thương mại tiêu dùng châu Á.
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và và thế giới, cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.