Trận chiến kinh hoàng của 2 đối thủ ngang tài ngang sức là con rắn hổ mang chúa và trăn đá diễn ra ở một ngôi làng ở Ấn Độ, được tài khoản Facebook cá nhân có tên Yatin Kalki chia sẻ.Rắn hổ mang chúa (có tên khoa học làOphiophagus hannah) và một con trăn đá Ấn Độ (có tên khoa học là Python molurus) đại chiến, con rắn hổ mang cố gắng tiêm nọc độc chết người của nó vào đối thủ.Còn trăn đá cố gắng tung chiêu quen thuộc là siết chặt đối thủ cực mạnh đến chết ngạt.Ban đầu, con rắn hổ mang chúa dài 3,7 m có vẻ chiếm lợi thế hơn trước con trăn đá chỉ dài bằng một nửa so với nó, nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy.Con trăn đá lại có lực siết khủng khiếp khiến rắn hổ mang chúa cũng khiếp sợ. Khi thấy thở khó khăn, hổ mang chúa đã thay đổi ý định của mình.Chúng quần thảo với nhau khoảng 30 phút, cuối cùng, con rắn hổ mang cũng từ bỏ ý định ban đầu và thay vào đó là tim cách bỏ chạy. Mất tới thêm 10 phút sau khi nọc độc của rắn hổ mang ngấm vào con trăn thì vòng siết mới được nới lỏng. Con rắn tháo chạy thoát thân, con trăn không bị ăn thịt nhưng với lượng nọc độc mà nó bị tiêm vào thì có khả năng nó sẽ không thể thoát án tử.Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7 m.Trăn Ấn Độ có chiều dài trung bình khoảng 6m. Cũng như loài trăn đá châu Phi, trăn Ấn Độ cũng giết chết mục tiêu bằng cách siết chặt con mồi. Mời quý vị xem video: Những loài rắn có nọc độc mạnh nhất hành tinh
Trận chiến kinh hoàng của 2 đối thủ ngang tài ngang sức là con rắn hổ mang chúa và trăn đá diễn ra ở một ngôi làng ở Ấn Độ, được tài khoản Facebook cá nhân có tên Yatin Kalki chia sẻ.
Rắn hổ mang chúa (có tên khoa học làOphiophagus hannah) và một con trăn đá Ấn Độ (có tên khoa học là Python molurus) đại chiến, con rắn hổ mang cố gắng tiêm nọc độc chết người của nó vào đối thủ.
Còn trăn đá cố gắng tung chiêu quen thuộc là siết chặt đối thủ cực mạnh đến chết ngạt.
Ban đầu, con rắn hổ mang chúa dài 3,7 m có vẻ chiếm lợi thế hơn trước con trăn đá chỉ dài bằng một nửa so với nó, nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy.
Con trăn đá lại có lực siết khủng khiếp khiến rắn hổ mang chúa cũng khiếp sợ. Khi thấy thở khó khăn, hổ mang chúa đã thay đổi ý định của mình.
Chúng quần thảo với nhau khoảng 30 phút, cuối cùng, con rắn hổ mang cũng từ bỏ ý định ban đầu và thay vào đó là tim cách bỏ chạy. Mất tới thêm 10 phút sau khi nọc độc của rắn hổ mang ngấm vào con trăn thì vòng siết mới được nới lỏng. Con rắn tháo chạy thoát thân, con trăn không bị ăn thịt nhưng với lượng nọc độc mà nó bị tiêm vào thì có khả năng nó sẽ không thể thoát án tử.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7 m.
Trăn Ấn Độ có chiều dài trung bình khoảng 6m. Cũng như loài trăn đá châu Phi, trăn Ấn Độ cũng giết chết mục tiêu bằng cách siết chặt con mồi.
Mời quý vị xem video: Những loài rắn có nọc độc mạnh nhất hành tinh