Trưa ngày 18/9 thì bé trai 4 tuổi ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành) đã phát hiện ra một con rắn hổ lửa hay còn gọi là rắn hoa học trò khi đang chơi ngoài sân nhà. Vì tò mò nên cậu bé đã bắt con rắn lên chơi và bị cắn vào tay trái.Đến tối thì gia đình phát hiện vết cắn bị chảy máu không ngừng và không cầm được nên sáng hôm sau đã đưa bé đi bệnh viện. Nạn nhân đã được truyền huyết tương liên tục do bị rối loạn đông máu nặng nhưng vẫn không cầm được máu nên ngay sau đó đã được chuyển lên tuyến trên điều trị.Rắn hổ lửa (hay còn gọi là rắn hoa cỏ cổ đỏ, sái cổ đỏ) có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Sở dĩ có tên gọi này là bởi vùng "cổ" của rắn - cụ thể là đoạn thân trước có màu đỏ rất đặc trưng.Rắn hoa cổ đỏ được liệt vào hàng "có độc". Tuy nhiên khác với các loài rắn phổ biến khác như rắn hổ tre, rắn hổ mang chúa chứa nọc độc tại hai răng nanh, loài rắn này có 2 chiếc răng bơm chất độc nằm ở góc sâu của hàm chứ không phải răng nanh như các loài rắn khác.Vì vậy nếu chỉ bị cắn nhẹ, rắn không mở to miệng thì răng chứa nọc độc sẽ không chạm vào người, không gây nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho lời đồn đại rằng rắn hoa cổ đỏ không có độc, và nuôi làm "thú cưng".Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi nọc độc từ răng nanh phía sau có thể tiếp cận được vết thương hở, hoặc cắn trực tiếp vào da, có thể nhanh chóng gây xuất huyết nội tạng, bao gồm xuất huyết não, cũng như buồn nôn, rối loạn đông máu,... dẫn tới suy hô hấp, thậm chí tử vong.Nọc độc của rắn hổ lửa được tiết ra từ tuyến Duvernoy, nếu bị loài rắn này cắn thì vết thương sẽ ra máu không ngừng, tan máu, ngoài ra nạn nhân còn gặp khó khăn trong hô hấp và thận bị tổn hại .Mặt khác thì hiện nay không có huyết thanh kháng nọc rắn hổ lửa (Nhật Bản đang nghiên cứu) nên người dân phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối tránh xa loài rắn này.Có thể thấy dù vẻ ngoài hiền lành, tưởng chừng vô hại nhưng rắn hổ lửa có nọc độc còn nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong và cạp nia vì chúng ta chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này, ngay cả lọc máu cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối.Bản thân loài rắn hổ lửa cũng có tập tính khá thất thường. Đa số các cá thể rắn rất hiền lành, để yên cho con người chạm, cầm trên tay làm thú vui tiêu khiển.Nhưng đôi khi, chúng trở nên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là khi tới gần mùa sinh sản.Trong trường hợp bị rắn cắn, cần hạn chế nạn nhân tự đi lại bằng cách bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp, do vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn. Sau đó, cần tiến hành sơ cứu và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Trưa ngày 18/9 thì bé trai 4 tuổi ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành) đã phát hiện ra một con rắn hổ lửa hay còn gọi là rắn hoa học trò khi đang chơi ngoài sân nhà. Vì tò mò nên cậu bé đã bắt con rắn lên chơi và bị cắn vào tay trái.
Đến tối thì gia đình phát hiện vết cắn bị chảy máu không ngừng và không cầm được nên sáng hôm sau đã đưa bé đi bệnh viện. Nạn nhân đã được truyền huyết tương liên tục do bị rối loạn đông máu nặng nhưng vẫn không cầm được máu nên ngay sau đó đã được chuyển lên tuyến trên điều trị.
Rắn hổ lửa (hay còn gọi là rắn hoa cỏ cổ đỏ, sái cổ đỏ) có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Sở dĩ có tên gọi này là bởi vùng "cổ" của rắn - cụ thể là đoạn thân trước có màu đỏ rất đặc trưng.
Rắn hoa cổ đỏ được liệt vào hàng "có độc". Tuy nhiên khác với các loài rắn phổ biến khác như rắn hổ tre, rắn hổ mang chúa chứa nọc độc tại hai răng nanh, loài rắn này có 2 chiếc răng bơm chất độc nằm ở góc sâu của hàm chứ không phải răng nanh như các loài rắn khác.
Vì vậy nếu chỉ bị cắn nhẹ, rắn không mở to miệng thì răng chứa nọc độc sẽ không chạm vào người, không gây nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho lời đồn đại rằng rắn hoa cổ đỏ không có độc, và nuôi làm "thú cưng".
Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi nọc độc từ răng nanh phía sau có thể tiếp cận được vết thương hở, hoặc cắn trực tiếp vào da, có thể nhanh chóng gây xuất huyết nội tạng, bao gồm xuất huyết não, cũng như buồn nôn, rối loạn đông máu,... dẫn tới suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Nọc độc của rắn hổ lửa được tiết ra từ tuyến Duvernoy, nếu bị loài rắn này cắn thì vết thương sẽ ra máu không ngừng, tan máu, ngoài ra nạn nhân còn gặp khó khăn trong hô hấp và thận bị tổn hại .
Mặt khác thì hiện nay không có huyết thanh kháng nọc rắn hổ lửa (Nhật Bản đang nghiên cứu) nên người dân phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối tránh xa loài rắn này.
Có thể thấy dù vẻ ngoài hiền lành, tưởng chừng vô hại nhưng rắn hổ lửa có nọc độc còn nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong và cạp nia vì chúng ta chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này, ngay cả lọc máu cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Bản thân loài rắn hổ lửa cũng có tập tính khá thất thường. Đa số các cá thể rắn rất hiền lành, để yên cho con người chạm, cầm trên tay làm thú vui tiêu khiển.
Nhưng đôi khi, chúng trở nên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là khi tới gần mùa sinh sản.
Trong trường hợp bị rắn cắn, cần hạn chế nạn nhân tự đi lại bằng cách bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp, do vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn. Sau đó, cần tiến hành sơ cứu và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.