Giáo sư Avi Loeb, trưởng khoa Thiên văn học Đại học Harvard, tin rằng dấu hiệu đầu tiên loài người thấy được từ một nền văn minh ngoài hành tinh không phải là một con tàu vũ trụ mà là... rác thải của người ngoài hành tinh.Các nhà khoa học tại một đài quan sát ở Hawaii (Mỹ) đã phát hiện “vật thể bay vút qua Hệ Mặt trời, di chuyển nhanh đến mức chúng chỉ có thể đến từ ngôi sao khác”. Giáo sư Loeb cho rằng vật thể này di chuyển về phía Hệ Mặt trời từ hướng của sao Vega, cách chúng ta 25 năm ánh sáng vào ngày 6/9/2017.Ngày 7/10/2017, vật thể bay ngang qua Trái đất trước khi “di chuyển nhanh về phía chòm sao Pegasus rồi chìm trong bóng tối”, Loeb ghi trong sách. Hướng đi của vật thể bị lệch so với tính toán của các nhà khoa học. Nói cách khác, có thể nó đã bị đẩy bởi một lực ngoài trọng lực Mặt trời.Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt tên cho vật thể là 1I/2017 U1 'Oumuamua (trong tiếng Hawaii, oumuamua nghĩa là “người đưa tin xa đến trước”). Vật thể này dài gần 92 mét, có hình điếu xì gà. Người ta chú ý đến nó bởi đây là vật thể liên hành tinh đầu tiên từng được phát hiện trong thái dương hệ.Ban đầu, các nhà thiên văn học tin đây là một sao chổi đơn thuần, nhưng Giáo sư Loeb đưa ra giả thuyết rằng Oumuamua có thể là một công nghệ bị vứt bỏ bởi một nền văn minh ngoài hành tinh sau khi quan sát kỹ càng vật thể.Nó còn sáng một cách bất thường, với độ phản xạ bề mặt gấp ít nhất 10 lần so với các thiên thạch đá hay sao chổi thông thường. Điều khiến Giáo sư Loeb tin Oumuamua là một công nghệ ngoài hành tinh bị vứt bỏ chính là cách nó di chuyển. Ông cho biết nó bị đẩy ra quá xa khỏi Mặt trời.Giáo sư Loeb tin rằng nó đã bị đẩy đi bởi một lực khác chứ không chỉ riêng trọng lực của Mặt trời. Ông và các đồng nghiệp đã đánh giá những số liệu liên quan hình dáng và kích cỡ của Oumuamua và kết luận rằng nó không phải có hình điếu xì gà, mà có thể là một chiếc đĩa độ dày chưa đến 1 milimet với nhiều phần hình cánh buồm.Trước đó rất nhiều vật thể lạ rơi xuống Trái Đất như một thiên thạch có màu xanh lục phát nổ trên bầu trời đảo Tasmania, phía Nam Australia.Vào tháng 1/2018, một thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời thị trấn Hamburg, bang Michigan (Mỹ), khiến các mảnh vỡ của nó rơi xuống một hồ nước đóng băng bên dưới. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các mảnh thiên thạch còn sót lại, các nhà khoa học phát hiện chúng có chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ hình thành từ hàng tỷ năm trước.Vào năm 2019, một tảng thiên thạch bảy sắc cầu vồng đã phát nổ trên bầu trời của Costa Rica. Các nhà khoa học sau đó đã tìm thấy các mảnh vỡ của thiên thạch này tại 2 ngôi làng La Palmera và Aguas Zarcas.Một vụ nổ bí ẩn đã phá hủy hoàn toàn ngôi làng tiền sử Abu Hureyra ở miền bắc Syria, để lại phần lớn tàn tích là những túp lều tranh được phủ đầy carbon. các nhà nghiên cứu kết luận các mảnh vỡ từ một sao chổi khi đi qua Trái Đất đã lao vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, trước khi phát nổ trên bầu trời ngôi làng, giải phóng một làn sóng nhiệt cực mạnh thiêu đốt ngôi làng và lớp đất bên dưới nó.66 triệu năm trước, một thiên thạch có đường kính ước tính lên tới 81 km đã đâm vào Trái Đất ở góc nguy hiểm nhất có thể, khiến khủng long bị tuyệt chủng hoàn hoàn.
Giáo sư Avi Loeb, trưởng khoa Thiên văn học Đại học Harvard, tin rằng dấu hiệu đầu tiên loài người thấy được từ một nền văn minh ngoài hành tinh không phải là một con tàu vũ trụ mà là... rác thải của người ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học tại một đài quan sát ở Hawaii (Mỹ) đã phát hiện “vật thể bay vút qua Hệ Mặt trời, di chuyển nhanh đến mức chúng chỉ có thể đến từ ngôi sao khác”. Giáo sư Loeb cho rằng vật thể này di chuyển về phía Hệ Mặt trời từ hướng của sao Vega, cách chúng ta 25 năm ánh sáng vào ngày 6/9/2017.
Ngày 7/10/2017, vật thể bay ngang qua Trái đất trước khi “di chuyển nhanh về phía chòm sao Pegasus rồi chìm trong bóng tối”, Loeb ghi trong sách. Hướng đi của vật thể bị lệch so với tính toán của các nhà khoa học. Nói cách khác, có thể nó đã bị đẩy bởi một lực ngoài trọng lực Mặt trời.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt tên cho vật thể là 1I/2017 U1 'Oumuamua (trong tiếng Hawaii, oumuamua nghĩa là “người đưa tin xa đến trước”). Vật thể này dài gần 92 mét, có hình điếu xì gà. Người ta chú ý đến nó bởi đây là vật thể liên hành tinh đầu tiên từng được phát hiện trong thái dương hệ.
Ban đầu, các nhà thiên văn học tin đây là một sao chổi đơn thuần, nhưng Giáo sư Loeb đưa ra giả thuyết rằng Oumuamua có thể là một công nghệ bị vứt bỏ bởi một nền văn minh ngoài hành tinh sau khi quan sát kỹ càng vật thể.
Nó còn sáng một cách bất thường, với độ phản xạ bề mặt gấp ít nhất 10 lần so với các thiên thạch đá hay sao chổi thông thường. Điều khiến Giáo sư Loeb tin Oumuamua là một công nghệ ngoài hành tinh bị vứt bỏ chính là cách nó di chuyển. Ông cho biết nó bị đẩy ra quá xa khỏi Mặt trời.
Giáo sư Loeb tin rằng nó đã bị đẩy đi bởi một lực khác chứ không chỉ riêng trọng lực của Mặt trời. Ông và các đồng nghiệp đã đánh giá những số liệu liên quan hình dáng và kích cỡ của Oumuamua và kết luận rằng nó không phải có hình điếu xì gà, mà có thể là một chiếc đĩa độ dày chưa đến 1 milimet với nhiều phần hình cánh buồm.
Trước đó rất nhiều vật thể lạ rơi xuống Trái Đất như một thiên thạch có màu xanh lục phát nổ trên bầu trời đảo Tasmania, phía Nam Australia.
Vào tháng 1/2018, một thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời thị trấn Hamburg, bang Michigan (Mỹ), khiến các mảnh vỡ của nó rơi xuống một hồ nước đóng băng bên dưới. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các mảnh thiên thạch còn sót lại, các nhà khoa học phát hiện chúng có chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ hình thành từ hàng tỷ năm trước.
Vào năm 2019, một tảng thiên thạch bảy sắc cầu vồng đã phát nổ trên bầu trời của Costa Rica. Các nhà khoa học sau đó đã tìm thấy các mảnh vỡ của thiên thạch này tại 2 ngôi làng La Palmera và Aguas Zarcas.
Một vụ nổ bí ẩn đã phá hủy hoàn toàn ngôi làng tiền sử Abu Hureyra ở miền bắc Syria, để lại phần lớn tàn tích là những túp lều tranh được phủ đầy carbon. các nhà nghiên cứu kết luận các mảnh vỡ từ một sao chổi khi đi qua Trái Đất đã lao vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, trước khi phát nổ trên bầu trời ngôi làng, giải phóng một làn sóng nhiệt cực mạnh thiêu đốt ngôi làng và lớp đất bên dưới nó.
66 triệu năm trước, một thiên thạch có đường kính ước tính lên tới 81 km đã đâm vào Trái Đất ở góc nguy hiểm nhất có thể, khiến khủng long bị tuyệt chủng hoàn hoàn.