Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phát hiện một "Pompeii kỷ Cambri" tại Morocco, nơi các hóa thạch bọ ba thùy 510 triệu năm tuổi được bảo quản nguyên vẹn dưới dạng 3D. Những hóa thạch của " quái vật" này không chỉ giữ lại bộ xương ngoài mà còn cả các mô mềm và cấu trúc nhỏ như lông tơ.Phát hiện này là kết quả của một sự kiện núi lửa tàn khốc ở khu vực High Atlas của Morocco, khi tro núi lửa đột ngột ập xuống vùng biển, bảo quản hoàn hảo các bọ ba thùy. Sử dụng công nghệ quét CT và mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều chi tiết chưa từng biết về sinh vật này, đóng góp quan trọng vào việc hiểu biết về sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.Bọ ba thùy (Trilobita) là một lớp động vật chân khớp hải dương đã tuyệt chủng. Đây là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ nhất, với hóa thạch lâu đời nhất được ghi nhận có niên đại từ kỷ Cambri (521 triệu năm trước), và đã phát triển thịnh vượng suốt khoảng sau Đại Cổ Sinh trước khi bắt đầu một cuộc đại tuyệt chủng mà khi đến kỷ Devon, mọi phân nhóm bọ ba thùy trừ Proetida đều biến mất.Bọ ba thùy tuyệt diệt trong một cuộc đại tuyệt chủng khác vào cuối kỷ Permi (chừng 252 triệu năm trước). Lớp Bọ ba thùy hiện diện khắp đại dương trong hơn 270 triệu năm. Vào thời của những cá thể cổ nhất được biết đến, bọ ba thùy đã rất đa dạng và phân bố rộng rãi.Do chúng có bộ xương ngoài dễ hóa thạch, rất nhiều hóa thạch bọ ba thùy đã được tìm ra, với chừng 17.000 loài vào Đại Cổ Sinh.Việc nghiên cứu những hóa thạch đã mang đến những đóng góp quan trọng cho sinh địa tầng học, cổ sinh vật học, sinh học tiến hóa, và nghiên cứu kiến tạo mảng.Lớp Bọ ba thùy thường được đặt trong siêu lớp Arachnomorpha (còn gọi là Arachnata), song nhiều cách phân loại khác cũng được đề xuất.Bọ ba thùy đa dạng về lối sống; một số bò quanh đáy nước để săn mồi, kiếm xác thối hay ăn lọc, một số khác lại bơi mà ăn sinh vật phù du. Đa phần lối sống của động vật chân khớp hải dương ngày nay cũng hiện diện ở bọ thùy (trừ lối sống ký sinh).Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện "quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phát hiện một "Pompeii kỷ Cambri" tại Morocco, nơi các hóa thạch bọ ba thùy 510 triệu năm tuổi được bảo quản nguyên vẹn dưới dạng 3D. Những hóa thạch của " quái vật" này không chỉ giữ lại bộ xương ngoài mà còn cả các mô mềm và cấu trúc nhỏ như lông tơ.
Phát hiện này là kết quả của một sự kiện núi lửa tàn khốc ở khu vực High Atlas của Morocco, khi tro núi lửa đột ngột ập xuống vùng biển, bảo quản hoàn hảo các bọ ba thùy. Sử dụng công nghệ quét CT và mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều chi tiết chưa từng biết về sinh vật này, đóng góp quan trọng vào việc hiểu biết về sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.
Bọ ba thùy (Trilobita) là một lớp động vật chân khớp hải dương đã tuyệt chủng. Đây là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ nhất, với hóa thạch lâu đời nhất được ghi nhận có niên đại từ kỷ Cambri (521 triệu năm trước), và đã phát triển thịnh vượng suốt khoảng sau Đại Cổ Sinh trước khi bắt đầu một cuộc đại tuyệt chủng mà khi đến kỷ Devon, mọi phân nhóm bọ ba thùy trừ Proetida đều biến mất.
Bọ ba thùy tuyệt diệt trong một cuộc đại tuyệt chủng khác vào cuối kỷ Permi (chừng 252 triệu năm trước). Lớp Bọ ba thùy hiện diện khắp đại dương trong hơn 270 triệu năm. Vào thời của những cá thể cổ nhất được biết đến, bọ ba thùy đã rất đa dạng và phân bố rộng rãi.
Do chúng có bộ xương ngoài dễ hóa thạch, rất nhiều hóa thạch bọ ba thùy đã được tìm ra, với chừng 17.000 loài vào Đại Cổ Sinh.
Việc nghiên cứu những hóa thạch đã mang đến những đóng góp quan trọng cho sinh địa tầng học, cổ sinh vật học, sinh học tiến hóa, và nghiên cứu kiến tạo mảng.
Lớp Bọ ba thùy thường được đặt trong siêu lớp Arachnomorpha (còn gọi là Arachnata), song nhiều cách phân loại khác cũng được đề xuất.
Bọ ba thùy đa dạng về lối sống; một số bò quanh đáy nước để săn mồi, kiếm xác thối hay ăn lọc, một số khác lại bơi mà ăn sinh vật phù du. Đa phần lối sống của động vật chân khớp hải dương ngày nay cũng hiện diện ở bọ thùy (trừ lối sống ký sinh).
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện "quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.