1. Đây là hóa thạch hàm dưới voi ma mút lông (Mamuthus primigenius), kỷ Pleistocene (774.000 năm trước), phát hiện tại Darmstadt, Đức, hiện vật của BT Hóa thạch Hà Nội. Voi ma mút là nhóm voi cổ nổi tiếng nhất do số lượng hóa thạch được phát hiện rất nhiều.Khi còn lang thang trên Trái đất, những con vật này có thể đạt chiều cao 3-3.7 mét, nặng 5,5-7,3 tấn. Có bộ lông dày và xoăn, chúng có thể sống được trong điều kiện băng giá khắc nghiệt.Hóa thạch răng voi ma mút lông, kỷ Pleistocene muộn (70.000-15.000 năm trước), phát hiện tại Darmstadt, Đức. Bề mặt răng nhiều gờ có khả năng nghiền thức ăn rất tốt. Từ hình dạng của răng, các nhà cổ sinh vật học từ lâu đã lí giải voi ma mút là động vật chuyên nghiền nát thực vật.Hóa thạch răng voi ma mút lông, kỷ Pleistocene (cách đây 2,58 triệu - 12.000 năm trước), tìm thấy ở Bắc Siberia, LB Nga. Voi ma mút đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm vì nạn săn bắt của người cổ đại và sự thay đổi điều kiện sống sau đợt băng hà cuối cùng.2. Hóa thạch răng voi răng kiếm (Stegodon orientalis), kỷ Pleistocene muộn (40.000-15.000 năm trước), phát hiện tại: Điện Biên, Việt Nam. Voi răng kiếm có hình thái gần giống voi hiện đại ngày nay, nhưng điểm đặc biệt là phần ngà voi rất dài, tới hơn 3 m, gần như bằng chiều dài của cơ thể.Các gờ trên mặt răng của loài voi này được xếp lớp với nhau dạng mái vòm. Vì vậy mà loài này còn được các nhà khoa học gọi là “voi răng phiến”.Hóa thạch ngà voi răng kiếm phát hiện tại Indonesia. Có nhiều ý kiến về nguyên nhân tuyệt diệt của loài voi răng kiếm như do hoạt động săn bắn của con người thời đại đồ đá cuối Pleistocene, hoặc loài này đã thất bại trong cạnh tranh sinh thái với voi hiện đại.Nghiên cứu gần đây về đồng vị cacbon và oxi trong men răng cho thấy voi châu Á có chế độ ăn linh hoạt hơn so với voi răng kiếm, bởi vậy đây có thể là yếu tố quan trọng để voi châu Á có sự thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của điều kiện môi trường.3. Hóa thạch ngà voi cổ Deinotherium (Prodeinotherium bavaricum), kỷ Miocene (23-5,3 triệu năm trước), phát hiện tại Bravia, Đức. Deinotherium theo tiếng Latin có nghĩa “con thú khủng khiếp”, một số loài có thân hình to lớn hơn so với những loài voi hiện còn sống ở châu Phi và châu Á. Hóa thạch răng voi cổ Deinotherium, kỷ Miocene, phát hiện tại Bravia, Đức. Nhưng điều khác biệt lớn nhất của Deinotheriumso với tất cả các loại voi khác chính là cặp ngà: Nó mọc từ hàm dưới và quặp xuống phía dưới, chứ không chĩa về phía trước.Hóa thạch răng voi cổ Deinotherium, kỷ Miocene, phát hiện tại Bravia, Đức. Theo các nhà nghiên cứu, có thể Deinotherium đã sử dụng cặp ngà của chúng để đào đất, kiếm rễ và củ cây, hoặc dùng ngà để tước vỏ cây một cách hiệu quả hơn.
1. Đây là hóa thạch hàm dưới voi ma mút lông (Mamuthus primigenius), kỷ Pleistocene (774.000 năm trước), phát hiện tại Darmstadt, Đức, hiện vật của BT Hóa thạch Hà Nội. Voi ma mút là nhóm voi cổ nổi tiếng nhất do số lượng hóa thạch được phát hiện rất nhiều.
Khi còn lang thang trên Trái đất, những con vật này có thể đạt chiều cao 3-3.7 mét, nặng 5,5-7,3 tấn. Có bộ lông dày và xoăn, chúng có thể sống được trong điều kiện băng giá khắc nghiệt.
Hóa thạch răng voi ma mút lông, kỷ Pleistocene muộn (70.000-15.000 năm trước), phát hiện tại Darmstadt, Đức. Bề mặt răng nhiều gờ có khả năng nghiền thức ăn rất tốt. Từ hình dạng của răng, các nhà cổ sinh vật học từ lâu đã lí giải voi ma mút là động vật chuyên nghiền nát thực vật.
Hóa thạch răng voi ma mút lông, kỷ Pleistocene (cách đây 2,58 triệu - 12.000 năm trước), tìm thấy ở Bắc Siberia, LB Nga. Voi ma mút đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm vì nạn săn bắt của người cổ đại và sự thay đổi điều kiện sống sau đợt băng hà cuối cùng.
2. Hóa thạch răng voi răng kiếm (Stegodon orientalis), kỷ Pleistocene muộn (40.000-15.000 năm trước), phát hiện tại: Điện Biên, Việt Nam. Voi răng kiếm có hình thái gần giống voi hiện đại ngày nay, nhưng điểm đặc biệt là phần ngà voi rất dài, tới hơn 3 m, gần như bằng chiều dài của cơ thể.
Các gờ trên mặt răng của loài voi này được xếp lớp với nhau dạng mái vòm. Vì vậy mà loài này còn được các nhà khoa học gọi là “voi răng phiến”.
Hóa thạch ngà voi răng kiếm phát hiện tại Indonesia. Có nhiều ý kiến về nguyên nhân tuyệt diệt của loài voi răng kiếm như do hoạt động săn bắn của con người thời đại đồ đá cuối Pleistocene, hoặc loài này đã thất bại trong cạnh tranh sinh thái với voi hiện đại.
Nghiên cứu gần đây về đồng vị cacbon và oxi trong men răng cho thấy voi châu Á có chế độ ăn linh hoạt hơn so với voi răng kiếm, bởi vậy đây có thể là yếu tố quan trọng để voi châu Á có sự thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
3. Hóa thạch ngà voi cổ Deinotherium (Prodeinotherium bavaricum), kỷ Miocene (23-5,3 triệu năm trước), phát hiện tại Bravia, Đức. Deinotherium theo tiếng Latin có nghĩa “con thú khủng khiếp”, một số loài có thân hình to lớn hơn so với những loài voi hiện còn sống ở châu Phi và châu Á.
Hóa thạch răng voi cổ Deinotherium, kỷ Miocene, phát hiện tại Bravia, Đức. Nhưng điều khác biệt lớn nhất của Deinotheriumso với tất cả các loại voi khác chính là cặp ngà: Nó mọc từ hàm dưới và quặp xuống phía dưới, chứ không chĩa về phía trước.
Hóa thạch răng voi cổ Deinotherium, kỷ Miocene, phát hiện tại Bravia, Đức. Theo các nhà nghiên cứu, có thể Deinotherium đã sử dụng cặp ngà của chúng để đào đất, kiếm rễ và củ cây, hoặc dùng ngà để tước vỏ cây một cách hiệu quả hơn.