Loài cá bí ẩn trên có lớp da gai góc, nhãn cầu lồi. Nhiều người đã ví loài cá này với sinh vật từ thời tiền sử. Với "ngoại hình" dị, loài cá kì lạ có 2 sừng trên đầu, đôi mắt lồi và đặc biệt toàn thân được bao phủ bởi lớp “áo giáp” đã khiến các ngư dân Úc vô cùng sửng sốt khi trông thấy.Theo các chuyên gia thì loài cá này có tên là chào mào gai hoặc chào mào áo giáp (tên khoa học là Satyrichthys rieffeli, một loài cá trong họ Peristediidae) chỉ xuất hiện tại những vùng nước rất sâu ở khu vực nhiệt đới. Khi trưởng thành, cá chào mào gai có thể đạt chiều dài tối đa lên đến 28cm.Cá chào mai gai phân bố chủ yếu tại biển Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Australia. Tại Việt Nam, loài cá chào mào gai kỳ lạ này được tìm thấy ở các vùng biển Bình Định, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận.Ở Việt Nam, cá chào mào gai được xếp vào danh sách những loài cá biển cực hiếm do sống ở vùng nước rất sâu, hiếm khi xuất hiện lại có ngoại hình độc dị. Đây cũng là một trong những đại diện nổi bật của họ cá chào mào áo giáp, bộ cá mù làn, lớp cá vây tia. Tuy sống dưới tầng đáy của đại dương nhưng cá chào mào gai lại có màu đỏ cam rất nổi bật. Ngoài có màu đỏ cam rất nổi bật, thì "quái ngư" này còn sở hữu chiếc đầu gồ cao, mõm hẹp bằng và kéo dài về phía trước thành hai thùy nhọn, cằm có hai đôi râu phân nhánh như lông chim. Không có giá trị kinh tế nhưng cá chào mào gai vẫn rất được săn đón do hình dạng và cấu tạo khá đặc biệt.Phần thân được phủ bằng 8 hàng vảy trong đó mỗi bên 4 hàng, có dạng những xương nhỏ, mỗi vảy có một gai nhỏ dẹt. Trên hai hàm không có răng. Nơi sống ưa thích của chúng là các vùng biển nhiệt đới ấm áp dọc theo thềm cạnh, dốc lục địa, khu vực đảo.Do mức độ quý hiếm, cá chào mào gai được đưa vào sách Đỏ Việt Nam, cấm đánh bắt, mua bán. Nếu có bắt được (trong lưới giã cào, lưới vây) thì cần thả ngay khi chúng còn sống.
Loài cá bí ẩn trên có lớp da gai góc, nhãn cầu lồi. Nhiều người đã ví loài cá này với sinh vật từ thời tiền sử. Với "ngoại hình" dị, loài cá kì lạ có 2 sừng trên đầu, đôi mắt lồi và đặc biệt toàn thân được bao phủ bởi lớp “áo giáp” đã khiến các ngư dân Úc vô cùng sửng sốt khi trông thấy.
Theo các chuyên gia thì loài cá này có tên là chào mào gai hoặc chào mào áo giáp (tên khoa học là Satyrichthys rieffeli, một loài cá trong họ Peristediidae) chỉ xuất hiện tại những vùng nước rất sâu ở khu vực nhiệt đới. Khi trưởng thành, cá chào mào gai có thể đạt chiều dài tối đa lên đến 28cm.
Cá chào mai gai phân bố chủ yếu tại biển Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Australia. Tại Việt Nam, loài cá chào mào gai kỳ lạ này được tìm thấy ở các vùng biển Bình Định, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Ở Việt Nam, cá chào mào gai được xếp vào danh sách những loài cá biển cực hiếm do sống ở vùng nước rất sâu, hiếm khi xuất hiện lại có ngoại hình độc dị. Đây cũng là một trong những đại diện nổi bật của họ cá chào mào áo giáp, bộ cá mù làn, lớp cá vây tia.
Tuy sống dưới tầng đáy của đại dương nhưng cá chào mào gai lại có màu đỏ cam rất nổi bật. Ngoài có màu đỏ cam rất nổi bật, thì "quái ngư" này còn sở hữu chiếc đầu gồ cao, mõm hẹp bằng và kéo dài về phía trước thành hai thùy nhọn, cằm có hai đôi râu phân nhánh như lông chim. Không có giá trị kinh tế nhưng cá chào mào gai vẫn rất được săn đón do hình dạng và cấu tạo khá đặc biệt.
Phần thân được phủ bằng 8 hàng vảy trong đó mỗi bên 4 hàng, có dạng những xương nhỏ, mỗi vảy có một gai nhỏ dẹt. Trên hai hàm không có răng. Nơi sống ưa thích của chúng là các vùng biển nhiệt đới ấm áp dọc theo thềm cạnh, dốc lục địa, khu vực đảo.
Do mức độ quý hiếm, cá chào mào gai được đưa vào sách Đỏ Việt Nam, cấm đánh bắt, mua bán. Nếu có bắt được (trong lưới giã cào, lưới vây) thì cần thả ngay khi chúng còn sống.