Theo người dân tại Cà Mau, chất trong rễ thuốc cá sẽ giết sạch những loài thủy sản máu đỏ. Các loài cá khác nhau sẽ chết trước hay sau tùy vào khả năng chịu đựng, còn những con máu trắng như cua, tôm thì không bị ảnh hưởng. Cá chết do rễ thuốc cá an toàn với người sử dụng. Theo nhiều nông dân địa phương, mỗi năm trước khi bước vào vụ tôm mới phải thuốc cá trước để tránh nhiều loài cá ăn tôm con.Từ tờ mờ sáng, nông dân đã rải thuốc cá để kịp đem cá ra chợ bán vào buổi sáng.Có mặt tại nhà ông Dương Minh Khẹn (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) khi ông đang chuẩn bị thuốc cá vuông, ông cho biết: Thuốc cá vuông phải được thực hiện trong con nước kém (thời điểm nước ngoài sông cạn) thì mới xả nước trong vuông ra sông được. Sau khi xay sẵn thuốc cá, xả cạn nước trong vuông, đến khoảng 5 giờ sáng thì bắt đầu rải thuốc cá để kịp vớt cá bán vào lúc 8-9 giờ sáng.Tại những chỗ trũng nước còn khá sâu, rất khó để bắt được những con cá khỏe.Sau khi rải thuốc cá xuống vuông, cá ngấm thuốc sẽ bắt đầu chết dần, rồi nổi lên mặt nước, lúc này nông dân sẽ dùng vợt vớt những con cá này bỏ lên xuồng. Cứ thế, rất nhiều cá đều được bắt gọn. Sản lượng cá nhiều hay ít dựa vào diện tích vuông tôm lớn hay nhỏ vì đa số đều là cá tự nhiên từ sông vào sinh sống. Có những hộ có diện tích lớn thì thu hàng chục triệu đồng từ tiền bán cá thuốc vuông, còn trung bình mỗi đợt thuốc cá bà con thu từ 3-5 triệu đồng.Cá được bỏ lên xuồng để chở vào nhà.Đối với những con cá không nổi lên, phải trực tiếp mò dưới kênh như thế này.Và có khi mò được cả những con cua to.Cá sau khi được đem vào nhà sẽ được phân loại.Rồi rửa sạch để đem ra chợ bán.Những con cá chẽm này có trọng lượng từ 3-5kg, bán được giá cao.Mỗi đợt thuốc cá nông dân thu trung bình từ 3-5 triệu đồng.
Theo người dân tại Cà Mau, chất trong rễ thuốc cá sẽ giết sạch những loài thủy sản máu đỏ. Các loài cá khác nhau sẽ chết trước hay sau tùy vào khả năng chịu đựng, còn những con máu trắng như cua, tôm thì không bị ảnh hưởng. Cá chết do rễ thuốc cá an toàn với người sử dụng. Theo nhiều nông dân địa phương, mỗi năm trước khi bước vào vụ tôm mới phải thuốc cá trước để tránh nhiều loài cá ăn tôm con.
Từ tờ mờ sáng, nông dân đã rải thuốc cá để kịp đem cá ra chợ bán vào buổi sáng.
Có mặt tại nhà ông Dương Minh Khẹn (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) khi ông đang chuẩn bị thuốc cá vuông, ông cho biết: Thuốc cá vuông phải được thực hiện trong con nước kém (thời điểm nước ngoài sông cạn) thì mới xả nước trong vuông ra sông được. Sau khi xay sẵn thuốc cá, xả cạn nước trong vuông, đến khoảng 5 giờ sáng thì bắt đầu rải thuốc cá để kịp vớt cá bán vào lúc 8-9 giờ sáng.
Tại những chỗ trũng nước còn khá sâu, rất khó để bắt được những con cá khỏe.
Sau khi rải thuốc cá xuống vuông, cá ngấm thuốc sẽ bắt đầu chết dần, rồi nổi lên mặt nước, lúc này nông dân sẽ dùng vợt vớt những con cá này bỏ lên xuồng. Cứ thế, rất nhiều cá đều được bắt gọn. Sản lượng cá nhiều hay ít dựa vào diện tích vuông tôm lớn hay nhỏ vì đa số đều là cá tự nhiên từ sông vào sinh sống. Có những hộ có diện tích lớn thì thu hàng chục triệu đồng từ tiền bán cá thuốc vuông, còn trung bình mỗi đợt thuốc cá bà con thu từ 3-5 triệu đồng.
Cá được bỏ lên xuồng để chở vào nhà.
Đối với những con cá không nổi lên, phải trực tiếp mò dưới kênh như thế này.
Và có khi mò được cả những con cua to.
Cá sau khi được đem vào nhà sẽ được phân loại.
Rồi rửa sạch để đem ra chợ bán.
Những con cá chẽm này có trọng lượng từ 3-5kg, bán được giá cao.
Mỗi đợt thuốc cá nông dân thu trung bình từ 3-5 triệu đồng.