Trong bộ phim "Hoàn Châu cách cách", Hàm Hương là nàng công chúa xứ Hồi Cương xinh đẹp, có tài ca hát, đặc biệt trên người tỏa ra mùi hương thu hút, khiến vua Càn Long say đắm.Đáng chú ý hơn là truyền thuyết về mùi hương toả ra từ khắp cơ thể của nàng công chúa làm quyến rũ lòng người và thu hút muôn loài bướm vây quanh.Trong sử sách Trung Hoa, mọi ghi chép về Hàm Hương cũng không đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài trang ghi lại rằng ngay từ khi sinh ra thân thể nàng đã tỏa ngát hương thơm giống như một bông hoa vậy. Thế nên, nàng mới được gọi là Yiparhan, nghĩa là hương thơm.Dung phi (1734-1788), vợ vua Càn Long thời Thanh (1644-1912), được xác nhận là nguyên mẫu nhân vật Hàm Hương nổi tiếng trong phim "Hoàn Châu cách cách".Dung mạo thực sự của Dung phi có thể được chiêm ngưỡng qua một bức chân dung còn lưu truyền lại do một họa sĩ người Pháp tên Castiglione vẽ. Trong tranh, Dung phi hiện lên là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục và quả thật rất xinh đẹp.Để tìm câu trả lời cho nhan sắc thật của Dung phi, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện một dự án phục dựng kỳ công. Và kết quả sau cùng về gương mặt Dung phi quả thực rất xinh đẹp và nhiều người cho rằng có phần giống diễn viên Lý Băng Băng.Hình ảnh của bà được phục chế lại từ kết quả khai quật hài cốt lăng mộ, kết hợp với bức chân dung được lưu truyền và cả những sử liệu miêu tả có tính xác thực cao.Không chỉ nổi tiếng trong phim Hoàn châu cách cách hơn 10 năm trước, nhân vật Hàm Hương hay còn gọi là "Hương phi" thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm vào cuối triều Thanh.Tên gọi này có từ năm thứ 18 thời vua Quang Tự (1875-1908), tức 1892, trong tác phẩm "Tây Cương tạp thuật thi" của nhà văn Tiêu Hùng. Nhà văn này viết rằng, Hàm Hương thời Càn Long là người Khách Thập Cát Nhĩ, thân thế bất phàm, khắp người tỏa hương thơm, tính tình thật thà, thương mẹ nhưng phải xa nhà.Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, đây là người có thật trong lịch sử Trung Quốc. Họ phát hiện phần mộ của Hàm Hương tại lăng Tuân Hóa Thanh Đông, thuộc thành phố Đường Sơn, tỉnh Hồ Bắc.Trong mộ có bức tượng, phía dưới viết chữ "Hàm Hương là người Hồi Bộ (tức Tân Cương ngày nay), nàng vô cùng xinh đẹp, khắp người tỏa hương thơm mà không dùng dược liệu nên được gọi là Hàm Hương".Hàm Hương sinh ra trong gia tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương nên còn gọi là Hòa Trác Thị. Anh trai nàng là Đồ Nhĩ Đô, thủ lĩnh thứ 29 của Hồi Bộ.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT.
Trong bộ phim "Hoàn Châu cách cách", Hàm Hương là nàng công chúa xứ Hồi Cương xinh đẹp, có tài ca hát, đặc biệt trên người tỏa ra mùi hương thu hút, khiến vua Càn Long say đắm.
Đáng chú ý hơn là truyền thuyết về mùi hương toả ra từ khắp cơ thể của nàng công chúa làm quyến rũ lòng người và thu hút muôn loài bướm vây quanh.
Trong sử sách Trung Hoa, mọi ghi chép về Hàm Hương cũng không đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài trang ghi lại rằng ngay từ khi sinh ra thân thể nàng đã tỏa ngát hương thơm giống như một bông hoa vậy. Thế nên, nàng mới được gọi là Yiparhan, nghĩa là hương thơm.
Dung phi (1734-1788), vợ vua Càn Long thời Thanh (1644-1912), được xác nhận là nguyên mẫu nhân vật Hàm Hương nổi tiếng trong phim "Hoàn Châu cách cách".
Dung mạo thực sự của Dung phi có thể được chiêm ngưỡng qua một bức chân dung còn lưu truyền lại do một họa sĩ người Pháp tên Castiglione vẽ. Trong tranh, Dung phi hiện lên là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục và quả thật rất xinh đẹp.
Để tìm câu trả lời cho nhan sắc thật của Dung phi, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện một dự án phục dựng kỳ công. Và kết quả sau cùng về gương mặt Dung phi quả thực rất xinh đẹp và nhiều người cho rằng có phần giống diễn viên Lý Băng Băng.
Hình ảnh của bà được phục chế lại từ kết quả khai quật hài cốt lăng mộ, kết hợp với bức chân dung được lưu truyền và cả những sử liệu miêu tả có tính xác thực cao.
Không chỉ nổi tiếng trong phim Hoàn châu cách cách hơn 10 năm trước, nhân vật Hàm Hương hay còn gọi là "Hương phi" thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm vào cuối triều Thanh.
Tên gọi này có từ năm thứ 18 thời vua Quang Tự (1875-1908), tức 1892, trong tác phẩm "Tây Cương tạp thuật thi" của nhà văn Tiêu Hùng. Nhà văn này viết rằng, Hàm Hương thời Càn Long là người Khách Thập Cát Nhĩ, thân thế bất phàm, khắp người tỏa hương thơm, tính tình thật thà, thương mẹ nhưng phải xa nhà.
Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, đây là người có thật trong lịch sử Trung Quốc. Họ phát hiện phần mộ của Hàm Hương tại lăng Tuân Hóa Thanh Đông, thuộc thành phố Đường Sơn, tỉnh Hồ Bắc.
Trong mộ có bức tượng, phía dưới viết chữ "Hàm Hương là người Hồi Bộ (tức Tân Cương ngày nay), nàng vô cùng xinh đẹp, khắp người tỏa hương thơm mà không dùng dược liệu nên được gọi là Hàm Hương".
Hàm Hương sinh ra trong gia tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương nên còn gọi là Hòa Trác Thị. Anh trai nàng là Đồ Nhĩ Đô, thủ lĩnh thứ 29 của Hồi Bộ.