Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Không chỉ có tài trị nước, ông hoàng này còn có lối sống xa hoa.Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong lễ mừng thọ 60 tuổi và 80 tuổi của vua Càn Long. Theo sử sách, các bữa tiệc mừng của ông hoàng này vô cùng xa hoa, tráng lệ. Tất cả quan lại, sứ thần nước ngoài đều được mời tham dự. Ước tính, khoảng 6.000 người tham dự lễ mừng thọ của hoàng đế Càn Long.Không chỉ có những bàn tiệc với đủ các món cao lương mỹ vị, các đoàn biểu diễn ca vũ, khắp cung điện còn được trang hoàng lộng lẫy bằng cách treo đèn, kết hoa... Một số sử gia cho hay chi phí tổ chức 2 lễ mừng thọ trên của Càn Long tiêu tốn tới 10 triệu lượng bạc. Đây là con số không hề nhỏ. Không những vậy, ông hoàng này không dùng tiền trong quốc khố để tổ chức lễ mừng thọ.Từ đây, nhiều người thắc mắc hoàng đế Càn Long lấy tiền từ đâu để tổ chức lễ mừng thọ xa hoa như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, ông hoàng nhà Thanh có "tuyệt chiêu" để sở hữu gia sản kếch xù nhằm thỏa mãn những sở thích cá nhân.Trong số này có việc, hoàng đế Càn Long có được số của cải khổng lồ từ các cống phẩm của các quan viên và quý tộc. Mỗi năm, cống phẩm gửi vào hoàng cung thường vào dịp Tết, ngày sinh nhật của vua và ngày đông chí.Tuy nhiên, tới thời hoàng đế Càn Long, tầng lớp quan viên, quý tộc cống nạp vàng bạc, châu báu, đồ cổ... vào nhiều dịp lớn trong năm như: Trung thu, Tết Đoan Ngọ, rằm tháng Giêng, được vua ban chức tước… Nhờ đó, số lượng cống phẩm của ông hoàng này rất lớn.Ngoài cống phẩm, hoàng đế Càn Long còn kiếm được bộn tiền từ chính sách "Nghị tội ngân" (lấy bạc để chuộc tội). Cụ thể, Lại Bộ chịu trách nhiệm phán xét người sai phạm bị phạt bao nhiêu tiền để tránh việc phải ngồi tù. Số tiền đó sẽ được nộp vào "túi tiền" của hoàng đế. Không ít quan viên lớn nhỏ trong triều phạm phải những tội nhỏ đều chọn việc lấy bạc để tránh phải "ăn cơm tù" hoặc phải đi đày...Thậm chí, một số quan viên muốn lấy lòng hoàng đế Càn Long để con đường quan lộ rộng mở bằng cách cố tình phạm lỗi rất nhỏ. Thông qua việc đó, họ có thể nộp phạt số tiền rất lớn cho nhà vua.Điển hình như tuần phủ của Hà Nam là Hà Dụ Thành từng mượn cớ tự luận tội trước hoàng đế Càn Long. Viên quan này dâng tấu rằng có lần vô tình đặt bát hương lên tấu chương dâng lên hoàng đế. Ông cho rằng đó là hành động bất kính với nhà vua nên xin tự dâng 30 vạn lượng bạc chịu phạt.Nhờ những "tuyệt chiêu" trên, hoàng đế Càn Long cực giàu có và có thể tiêu xài thoải mái cho những sở thích cá nhân như tổ chức lễ mừng thọ xa hoa.Mời độc giả xem video: Vì 5 triệu đồng, lừa bán người yêu sang Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Không chỉ có tài trị nước, ông hoàng này còn có lối sống xa hoa.
Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong lễ mừng thọ 60 tuổi và 80 tuổi của vua Càn Long. Theo sử sách, các bữa tiệc mừng của ông hoàng này vô cùng xa hoa, tráng lệ. Tất cả quan lại, sứ thần nước ngoài đều được mời tham dự. Ước tính, khoảng 6.000 người tham dự lễ mừng thọ của hoàng đế Càn Long.
Không chỉ có những bàn tiệc với đủ các món cao lương mỹ vị, các đoàn biểu diễn ca vũ, khắp cung điện còn được trang hoàng lộng lẫy bằng cách treo đèn, kết hoa... Một số sử gia cho hay chi phí tổ chức 2 lễ mừng thọ trên của Càn Long tiêu tốn tới 10 triệu lượng bạc. Đây là con số không hề nhỏ. Không những vậy, ông hoàng này không dùng tiền trong quốc khố để tổ chức lễ mừng thọ.
Từ đây, nhiều người thắc mắc hoàng đế Càn Long lấy tiền từ đâu để tổ chức lễ mừng thọ xa hoa như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, ông hoàng nhà Thanh có "tuyệt chiêu" để sở hữu gia sản kếch xù nhằm thỏa mãn những sở thích cá nhân.
Trong số này có việc, hoàng đế Càn Long có được số của cải khổng lồ từ các cống phẩm của các quan viên và quý tộc. Mỗi năm, cống phẩm gửi vào hoàng cung thường vào dịp Tết, ngày sinh nhật của vua và ngày đông chí.
Tuy nhiên, tới thời hoàng đế Càn Long, tầng lớp quan viên, quý tộc cống nạp vàng bạc, châu báu, đồ cổ... vào nhiều dịp lớn trong năm như: Trung thu, Tết Đoan Ngọ, rằm tháng Giêng, được vua ban chức tước… Nhờ đó, số lượng cống phẩm của ông hoàng này rất lớn.
Ngoài cống phẩm, hoàng đế Càn Long còn kiếm được bộn tiền từ chính sách "Nghị tội ngân" (lấy bạc để chuộc tội). Cụ thể, Lại Bộ chịu trách nhiệm phán xét người sai phạm bị phạt bao nhiêu tiền để tránh việc phải ngồi tù. Số tiền đó sẽ được nộp vào "túi tiền" của hoàng đế. Không ít quan viên lớn nhỏ trong triều phạm phải những tội nhỏ đều chọn việc lấy bạc để tránh phải "ăn cơm tù" hoặc phải đi đày...
Thậm chí, một số quan viên muốn lấy lòng hoàng đế Càn Long để con đường quan lộ rộng mở bằng cách cố tình phạm lỗi rất nhỏ. Thông qua việc đó, họ có thể nộp phạt số tiền rất lớn cho nhà vua.
Điển hình như tuần phủ của Hà Nam là Hà Dụ Thành từng mượn cớ tự luận tội trước hoàng đế Càn Long. Viên quan này dâng tấu rằng có lần vô tình đặt bát hương lên tấu chương dâng lên hoàng đế. Ông cho rằng đó là hành động bất kính với nhà vua nên xin tự dâng 30 vạn lượng bạc chịu phạt.
Nhờ những "tuyệt chiêu" trên, hoàng đế Càn Long cực giàu có và có thể tiêu xài thoải mái cho những sở thích cá nhân như tổ chức lễ mừng thọ xa hoa.
Mời độc giả xem video: Vì 5 triệu đồng, lừa bán người yêu sang Trung Quốc. Nguồn: THDT.