Trong nghiên cứu mới của mình, tiến sĩ Piotr Gąsiorek, nhà nghiên cứu từ Khoa Tiến hóa động vật không xương sống tại Trường Đại học Jagiellonian - Ba Lan đã phát hiện ra một loài mới thuộc dòng họ sinh vật bất tử.Sau khi kiểm tra các mẫu vật mới của chi Cornechiniscus thuộc tardigrade, tức bọ gấu nước, từ Kyrgyzstan, Ý và Argentina, tiến sĩ Gąsiorek đã phát hiện ra phát hiện ra loài thứ 11 trong chi, chưa từng được tìm thấy trên thế giới.Loài mới được đặt tên là Cornechiniscus mystacinus, nó xuất hiện ở những ngọn núi xung quanh Tashkömür thuộc vùng Jalalabat của miền bắc Kyrgyzstan.Sinh vật này có màu từ vàng đến cam sẫm, thân hình đầy đặn, to, tròn, mắt kết tinh màu đen, có móng vuốt khá láng và các sợi tròn dài đóng vai trò xúc giác bao quanh cơ thể.Điều đặc biệt là nó còn có ngạnh ở phần đầu, một chi tiết như râu và nhìn tổng thể khuôn mặt khá giống cá trê. Con cái trưởng thành dài trung bình 0,5 mm; con đực mảnh mai hơn và ngắn hơn."Các dãy núi và cao nguyên ở Trung Á chứa đựng một số lượng đáng kể các loài tardigrade đặc hữu", tiến sĩ Piotr Gąsiorek cho biết thêm.Tardigrade được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773 là một nhóm đa dạng các động vật không xương sống cực nhỏ, nổi tiếng với khả năng tồn tại trong những môi trường cực đoan nhất với tuổi thọ lên tới 60 năm.Chúng được tìm thấy ở những nơi có điều kiện chết chóc: trong hồ núi lửa nước sôi, trong băng giá, trong những môi trường thiếu oxy, thiếu thức ăn, bức xạ cao...Các thí nghiệm cho thấy, nếu thả trôi tardigrade trong không gian giữa các vì sao, nó vẫn sống. Vì thế, tardigrade bị nghi ngờ đã đi "nhờ" tàu thám hiểm Mặt trăng của Israel, để rồi chiếm đóng luôn vệ tinh của Trái Đất khi tàu bị rơi vài năm trước.Các nhà khoa học đang có tham vọng ứng dụng tardigrade vào các nghiên cứu vũ trụ, thậm chí mượn gien của nó lai vào con người để các phi hành gia có thể tồn tại trong các sứ mệnh lâu dài mà không bị bức xạ làm hại.Tardigrade có thể tồn tại cả trong chân không và dưới áp suất cao hơn 1.200 lần so với áp suất khí quyển. Một số loài chịu áp lực 6.000 atm (cao hơn khoảng 6 lần so với áp suất cao nhất của rãnh Mariana (10911 ± 40 m dưới mực nước biển) rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất.Loài động vật này có thể chịu đựng được nhiều phút ở nhiệt độ trên 151 °C (304ºF) và khoảng 24 giờ trong -200 ° C (-328ºF). Một số loài có thể chịu được vài phút ở -272 ° C (nhiệt độ thấp nhất trong tự nhiên là -273,15 ° C = 0 ° K (-460ºF)).Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trong nghiên cứu mới của mình, tiến sĩ Piotr Gąsiorek, nhà nghiên cứu từ Khoa Tiến hóa động vật không xương sống tại Trường Đại học Jagiellonian - Ba Lan đã phát hiện ra một loài mới thuộc dòng họ sinh vật bất tử.
Sau khi kiểm tra các mẫu vật mới của chi Cornechiniscus thuộc tardigrade, tức bọ gấu nước, từ Kyrgyzstan, Ý và Argentina, tiến sĩ Gąsiorek đã phát hiện ra phát hiện ra loài thứ 11 trong chi, chưa từng được tìm thấy trên thế giới.
Loài mới được đặt tên là Cornechiniscus mystacinus, nó xuất hiện ở những ngọn núi xung quanh Tashkömür thuộc vùng Jalalabat của miền bắc Kyrgyzstan.
Sinh vật này có màu từ vàng đến cam sẫm, thân hình đầy đặn, to, tròn, mắt kết tinh màu đen, có móng vuốt khá láng và các sợi tròn dài đóng vai trò xúc giác bao quanh cơ thể.
Điều đặc biệt là nó còn có ngạnh ở phần đầu, một chi tiết như râu và nhìn tổng thể khuôn mặt khá giống cá trê. Con cái trưởng thành dài trung bình 0,5 mm; con đực mảnh mai hơn và ngắn hơn.
"Các dãy núi và cao nguyên ở Trung Á chứa đựng một số lượng đáng kể các loài tardigrade đặc hữu", tiến sĩ Piotr Gąsiorek cho biết thêm.
Tardigrade được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773 là một nhóm đa dạng các động vật không xương sống cực nhỏ, nổi tiếng với khả năng tồn tại trong những môi trường cực đoan nhất với tuổi thọ lên tới 60 năm.
Chúng được tìm thấy ở những nơi có điều kiện chết chóc: trong hồ núi lửa nước sôi, trong băng giá, trong những môi trường thiếu oxy, thiếu thức ăn, bức xạ cao...
Các thí nghiệm cho thấy, nếu thả trôi tardigrade trong không gian giữa các vì sao, nó vẫn sống. Vì thế, tardigrade bị nghi ngờ đã đi "nhờ" tàu thám hiểm Mặt trăng của Israel, để rồi chiếm đóng luôn vệ tinh của Trái Đất khi tàu bị rơi vài năm trước.
Các nhà khoa học đang có tham vọng ứng dụng tardigrade vào các nghiên cứu vũ trụ, thậm chí mượn gien của nó lai vào con người để các phi hành gia có thể tồn tại trong các sứ mệnh lâu dài mà không bị bức xạ làm hại.
Tardigrade có thể tồn tại cả trong chân không và dưới áp suất cao hơn 1.200 lần so với áp suất khí quyển. Một số loài chịu áp lực 6.000 atm (cao hơn khoảng 6 lần so với áp suất cao nhất của rãnh Mariana (10911 ± 40 m dưới mực nước biển) rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất.
Loài động vật này có thể chịu đựng được nhiều phút ở nhiệt độ trên 151 °C (304ºF) và khoảng 24 giờ trong -200 ° C (-328ºF). Một số loài có thể chịu được vài phút ở -272 ° C (nhiệt độ thấp nhất trong tự nhiên là -273,15 ° C = 0 ° K (-460ºF)).