Gấu nước có danh pháp khoa học là Hypsibius dujardini, thuộc ngành Ecdysozoa. Loài động vật 8 chân sống trong môi trường nước này có kích thước rất nhỏ, dao động trong khoảng 0,5-1 mm.Sinh vật nhỏ bé này nổi tiếng với khả năng sinh tồn và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể tồn tại trong môi trường chân không ngoài không gian, bên trong miệng núi lửa hay hàng km dưới đáy hồ băng ở Nam Cực. Thậm chí hồi sinh bình thường sau khi bị đóng băng trong ba thập kỷ.Ngoài ra, gấu nước có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, ngay cả khi lượng nước trong cơ thể thấp hơn ngưỡng 3%.Những đặc điểm trên khiến sinh vật này trở nên gần như không thể tiêu diệt. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã tìm ra giới hạn chết của những con gấu nước.Các nhà khoa học đã bắn các hộp chứa đầy gấu nước từ một khẩu súng có tốc độ bắn cao và ở những mức khác nhau để xem liệu các sinh vật có thể sống sót trước áp lực mà mỗi lần va chạm gây ra hay không.Kết quả cho thấy, sau khi được bắn ra với vận tốc dưới 900 mét/giây, hay tương đương 3.240 km/h, những con gấu nước vẫn có thể hồi sinh. Nhưng ở tốc độ nhanh hơn thế thì chúng không thể tồn tại được.Bị bắn đi ở vận tốc hơn 3.240 km/h nghĩa là sinh vật này phải chịu áp lực 1,14 gigapascal khi va chạm - tương đương với áp lực của khoảng 40.000 người đứng trên lưng bạn cùng một lúcTuy nhiên, giới hạn đó cũng là điều gấu nước không bao giờ phải chạm mặt trong tự nhiên. Phương pháp để sống sót qua những điều kiện khắc nghiệt của gấu nước là co lại trong trạng thái không hoạt động.Ở trạng thái này, gấu nước có thể sinh tồn trong nhiều thập kỷ, đồng thời sản xuất protein để bảo vệ tế bào của mình.Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế sinh tồn khác của gấu nước. Cụ thể, loài này có khả năng hấp thụ bức xạ UV nguy hiểm sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng xanh.Một số loài có khả năng chống chịu tia cực tím, nhưng gấu nước là loài duy nhất tiết ra huỳnh quang như một cơ chế để chống lại bức xạ UV gây chết ngườiSinh vật này còn có thể chịu được nhiệt độ từ âm 458 độ F (-272 độ C) đến 304 độ F (151 độ C) và áp suất cao gấp 6 lần so với đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất của đại dương trên Trái đất.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Gấu nước có danh pháp khoa học là Hypsibius dujardini, thuộc ngành Ecdysozoa. Loài động vật 8 chân sống trong môi trường nước này có kích thước rất nhỏ, dao động trong khoảng 0,5-1 mm.
Sinh vật nhỏ bé này nổi tiếng với khả năng sinh tồn và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể tồn tại trong môi trường chân không ngoài không gian, bên trong miệng núi lửa hay hàng km dưới đáy hồ băng ở Nam Cực. Thậm chí hồi sinh bình thường sau khi bị đóng băng trong ba thập kỷ.
Ngoài ra, gấu nước có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, ngay cả khi lượng nước trong cơ thể thấp hơn ngưỡng 3%.
Những đặc điểm trên khiến sinh vật này trở nên gần như không thể tiêu diệt. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã tìm ra giới hạn chết của những con gấu nước.
Các nhà khoa học đã bắn các hộp chứa đầy gấu nước từ một khẩu súng có tốc độ bắn cao và ở những mức khác nhau để xem liệu các sinh vật có thể sống sót trước áp lực mà mỗi lần va chạm gây ra hay không.
Kết quả cho thấy, sau khi được bắn ra với vận tốc dưới 900 mét/giây, hay tương đương 3.240 km/h, những con gấu nước vẫn có thể hồi sinh. Nhưng ở tốc độ nhanh hơn thế thì chúng không thể tồn tại được.
Bị bắn đi ở vận tốc hơn 3.240 km/h nghĩa là sinh vật này phải chịu áp lực 1,14 gigapascal khi va chạm - tương đương với áp lực của khoảng 40.000 người đứng trên lưng bạn cùng một lúc
Tuy nhiên, giới hạn đó cũng là điều gấu nước không bao giờ phải chạm mặt trong tự nhiên. Phương pháp để sống sót qua những điều kiện khắc nghiệt của gấu nước là co lại trong trạng thái không hoạt động.
Ở trạng thái này, gấu nước có thể sinh tồn trong nhiều thập kỷ, đồng thời sản xuất protein để bảo vệ tế bào của mình.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế sinh tồn khác của gấu nước. Cụ thể, loài này có khả năng hấp thụ bức xạ UV nguy hiểm sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng xanh.
Một số loài có khả năng chống chịu tia cực tím, nhưng gấu nước là loài duy nhất tiết ra huỳnh quang như một cơ chế để chống lại bức xạ UV gây chết người
Sinh vật này còn có thể chịu được nhiệt độ từ âm 458 độ F (-272 độ C) đến 304 độ F (151 độ C) và áp suất cao gấp 6 lần so với đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất của đại dương trên Trái đất.