Giáo sư Heinz-Wilhelm Hübers đến từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức và các đồng nghiệp đã sử dụng Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại Tầng bình lưu (SOFIA) để tìm kiếm nguyên tử oxy trong bầu khí quyển phía trên của sao Kim.Theo đó, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện các nguyên tử oxy trong bầu khí quyển của sao Kim vào ban ngày.Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Heinz-Wilhelm phát hiện oxy tại 17 địa điểm trên sao Kim. Khám phá này trở thành bằng chứng khoa học cho thấy sao Kim từng có những vùng khí hậu đặc trưng, giống như Trái Đất.Trước đây, các nhà khoa học từng quan sát thấy oxy ở phần tối (hay còn gọi là nửa đêm) ở sao Kim. Đây không phải là điều quá bất ngờ bởi trên thực tế, oxy là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vũ trụ. Thêm nữa, oxy cũng có nhiều trong bầu khí quyển của sao Kim.Tuy nhiên, do oxy là một nguyên tố cực kỳ dễ phản ứng, nên trên các hành tinh, nó thường liên kết với các nguyên tố khác trong lớp vỏ hoặc khí quyển, dẫn tới bị phân tách, hoặc chuyển hóa thành các dạng khác.Dù vậy, nguyên tử oxy ở sao Kim dồi dào đến mức có thể đóng một vai trò quan trọng trong khí quyển. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Heinz-Wilhelm lý giải, khi một nguyên tử oxy kết hợp với một phân tử carbon dioxide, nó sẽ tạo ra năng lượng phân tử ở bước sóng 15 micromet.Sự khác nhau đáng chú ý giữa sao Kim và Trái Đất là ở bầu khí quyển. Trong khi bầu khí quyển của hành tinh xanh rất mỏng thì sao Kim có bầu khí quyển dày hơn nhiều. Với điều kiện như vậy, sao Kim có thể phù hợp cho sự sống tồn tại cách đây ít nhất 715 triệu năm.Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa và vận động phát triển, nước nhanh chóng bị bốc hơi bởi nhiệt độ bề mặt của sao Kim khá cao, trong khi tốc độ tự quay quá chậm. Tình trạng này khiến sao Kim trở thành một hành tinh khô hạn với nhiều đất đá, sa mạc trên bề mặt.Mời độc giả xem video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Giáo sư Heinz-Wilhelm Hübers đến từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức và các đồng nghiệp đã sử dụng Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại Tầng bình lưu (SOFIA) để tìm kiếm nguyên tử oxy trong bầu khí quyển phía trên của sao Kim.
Theo đó, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện các nguyên tử oxy trong bầu khí quyển của sao Kim vào ban ngày.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Heinz-Wilhelm phát hiện oxy tại 17 địa điểm trên sao Kim. Khám phá này trở thành bằng chứng khoa học cho thấy sao Kim từng có những vùng khí hậu đặc trưng, giống như Trái Đất.
Trước đây, các nhà khoa học từng quan sát thấy oxy ở phần tối (hay còn gọi là nửa đêm) ở sao Kim. Đây không phải là điều quá bất ngờ bởi trên thực tế, oxy là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vũ trụ. Thêm nữa, oxy cũng có nhiều trong bầu khí quyển của sao Kim.
Tuy nhiên, do oxy là một nguyên tố cực kỳ dễ phản ứng, nên trên các hành tinh, nó thường liên kết với các nguyên tố khác trong lớp vỏ hoặc khí quyển, dẫn tới bị phân tách, hoặc chuyển hóa thành các dạng khác.
Dù vậy, nguyên tử oxy ở sao Kim dồi dào đến mức có thể đóng một vai trò quan trọng trong khí quyển. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Heinz-Wilhelm lý giải, khi một nguyên tử oxy kết hợp với một phân tử carbon dioxide, nó sẽ tạo ra năng lượng phân tử ở bước sóng 15 micromet.
Sự khác nhau đáng chú ý giữa sao Kim và Trái Đất là ở bầu khí quyển. Trong khi bầu khí quyển của hành tinh xanh rất mỏng thì sao Kim có bầu khí quyển dày hơn nhiều. Với điều kiện như vậy, sao Kim có thể phù hợp cho sự sống tồn tại cách đây ít nhất 715 triệu năm.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa và vận động phát triển, nước nhanh chóng bị bốc hơi bởi nhiệt độ bề mặt của sao Kim khá cao, trong khi tốc độ tự quay quá chậm. Tình trạng này khiến sao Kim trở thành một hành tinh khô hạn với nhiều đất đá, sa mạc trên bề mặt.
Mời độc giả xem video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.