Các nhà khoa học đã thực hiện 2 cuộc khảo sát riêng biệt mang tên Thí nghiệm thấu kính hấp dẫn quang học (OGLE) và Quan sát microlensing trong vật lý thiên văn (MOA) và phát hiện một vật thể lạ tại sự kiện thiên văn bí ẩn gọi là MOA-11-191/OGLE-11-0462.Vật thể lạ được xác định là một lỗ đen, hiện đang lang thang ở vùng không gian cách Trái Đất 5.200 năm ánh sáng. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kailash Sahu từ Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian, đây là lần đầu tiên một lỗ đen lang thang được nắm bắt.Các tính toán trước đây của các nhà khoa học cho thấy có khoảng 10 triệu đến 1 tỉ lỗ đen như thế, mang khối lượng chỉ tương đương một ngôi sao khổng lồ, đang trôi dạt khắp thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).Tuy nhiên chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường vì lỗ đen hoàn toàn tối tăm. MOA-11-191/OGLE-11-0462 được phát hiện một cách gián tiếp thông qua những ảo ảnh mà nó đang gieo rắc khắp nơi.Chính trường hấp dẫn của lỗ đen này bẻ cong không - thời gian xung quanh, do đó làm cong và xoắn bất cứ ánh sáng nào truyền qua đó.Vì vậy khi quan sát một số ngôi sao trong thiên hà, các nhà khoa học đã nhận ra thứ vô hình đang phóng đại và bẻ cong ánh sáng sao: chính là lỗ đen họ tìm kiếm.Trước đó, lỗ đen chỉ được 2 cuộc khảo sát biết đến như là một vật thể chưa rõ chủng loại, đang di chuyển trong Milky Way với tốc độ 45 km/giây.Vật thể này biểu thị qua sự kiện phóng đại ánh sáng sao MOA-11-191/OGLE-11-0462 xuất hiện từ ngày 2-6 và đạt cực đại ngày 20-7-2011, kéo dài trong suốt 270 ngày với mức độ cao bất thường.Sau khi đối chiếu các khả năng khác nhau và dữ liệu từ 8 đợt quan sát của Kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học kết luận chỉ có lỗ đen mới đáp ứng được tất cả các dấu hiệu.Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không - thời gian nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức không có gì - không hạt vật chất hay cả bức xạ điện từ như ánh sáng có thể thoát khỏi nó.Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Các nhà khoa học đã thực hiện 2 cuộc khảo sát riêng biệt mang tên Thí nghiệm thấu kính hấp dẫn quang học (OGLE) và Quan sát microlensing trong vật lý thiên văn (MOA) và phát hiện một vật thể lạ tại sự kiện thiên văn bí ẩn gọi là MOA-11-191/OGLE-11-0462.
Vật thể lạ được xác định là một lỗ đen, hiện đang lang thang ở vùng không gian cách Trái Đất 5.200 năm ánh sáng. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kailash Sahu từ Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian, đây là lần đầu tiên một lỗ đen lang thang được nắm bắt.
Các tính toán trước đây của các nhà khoa học cho thấy có khoảng 10 triệu đến 1 tỉ lỗ đen như thế, mang khối lượng chỉ tương đương một ngôi sao khổng lồ, đang trôi dạt khắp thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Tuy nhiên chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường vì lỗ đen hoàn toàn tối tăm. MOA-11-191/OGLE-11-0462 được phát hiện một cách gián tiếp thông qua những ảo ảnh mà nó đang gieo rắc khắp nơi.
Chính trường hấp dẫn của lỗ đen này bẻ cong không - thời gian xung quanh, do đó làm cong và xoắn bất cứ ánh sáng nào truyền qua đó.
Vì vậy khi quan sát một số ngôi sao trong thiên hà, các nhà khoa học đã nhận ra thứ vô hình đang phóng đại và bẻ cong ánh sáng sao: chính là lỗ đen họ tìm kiếm.
Trước đó, lỗ đen chỉ được 2 cuộc khảo sát biết đến như là một vật thể chưa rõ chủng loại, đang di chuyển trong Milky Way với tốc độ 45 km/giây.
Vật thể này biểu thị qua sự kiện phóng đại ánh sáng sao MOA-11-191/OGLE-11-0462 xuất hiện từ ngày 2-6 và đạt cực đại ngày 20-7-2011, kéo dài trong suốt 270 ngày với mức độ cao bất thường.
Sau khi đối chiếu các khả năng khác nhau và dữ liệu từ 8 đợt quan sát của Kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học kết luận chỉ có lỗ đen mới đáp ứng được tất cả các dấu hiệu.
Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không - thời gian nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức không có gì - không hạt vật chất hay cả bức xạ điện từ như ánh sáng có thể thoát khỏi nó.
Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.
Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian.