Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen "sinh ra" các ngôi sao ở trung tâm của thiên hà lùn Henize 2-10. Những ngôi sao mới sinh kết dính với lỗ đen bởi một "dây rốn" khổng lồ được tạo thành từ khí và bụi. Lỗ đen siêu lớn được nhìn thấy đã phun ra một luồng khí ion hóa khổng lồ, dài 500 năm ánh sáng từ trung tâm của nó với vận tốc khoảng 1,6 triệu km/h, góp phần vào một "cơn bão lửa" về sự hình thành các ngôi sao mới trong một "vườn sao" gần đó.Nghiên cứu được thực hiện bằng kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và là lần đầu tiên các nhà thiên văn học nhìn thấy một lỗ đen trong thiên hà lùn (thiên hà có từ 1 tỷ ngôi sao trở xuống) sinh ra các ngôi sao."Ngay từ đầu, tôi đã biết có điều gì đó bất thường và đặc biệt đang xảy ra ở thiên hà Henize 2-10", Amy Reines, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bang Montana cho biết."Và sau đó, Hubble đã cung cấp cho chúng tôi một bức tranh rõ ràng về mối liên hệ giữa lỗ đen và vùng hình thành sao lân cận nằm cách đó 230 năm ánh sáng."Các nhà thiên văn học đã từng quan sát thấy đường gân mỏng phản lực kéo dài từ lỗ đen và xuyên không gian tới một vườn ươm sao.Cho đến nay, họ cho rằng những tia phản lực này đã cản trở, chứ không phải giúp ích cho sự hình thành các ngôi sao trong các thiên hà lùn.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra điều khác biệt. Tác giả chính Zachary Schutte, nghiên cứu sinh tại Đại học Bang Montana, cho biết: "Henize 2-10 cách chúng ta 30 triệu năm ánh sáng, đủ gần để Hubble có thể chụp được bằng chứng quang phổ về luồng lỗ đen rất rõ ràng.""Điều ngạc nhiên là thay vì ngăn chặn sự hình thành sao, dòng chảy của lỗ đen ra đã kích hoạt sự ra đời của các ngôi sao mới."Các lỗ đen tạo ra các tia phản lực bằng cách hút vật chất từ các đám mây khí hoặc các ngôi sao gần đó trước khi bắn nó trở lại không gian dưới dạng plasma rực lửa, di chuyển gần với tốc độ ánh sáng.Nếu được nung nóng đến nhiệt độ thích hợp, các đám mây khí tiếp xúc với tia phản lực sẽ trở thành "vườn ươm" lý tưởng cho các ngôi sao trong tương lai.Theo NASA, nếu các tia phản lực đốt nóng các đám mây khí lên lên nhiệt độ quá cao, chúng có thể mất khả năng hạ nhiệt và không thể hình thành sao.Tuy nhiên với dòng chảy nhẹ nhàng từ lỗ đen ở thiên hà Henize 2-10, điều kiện khí là hoàn hảo cho sự hình thành sao.Các nhà nghiên cứu tin rằng việc nghiên cứu lỗ đen này chi tiết hơn có thể giúp họ hiểu được nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ và quá trình nào đã khiến chúng trở thành lỗ đen có quy mô khổng lồ như vậy.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ đen "sinh ra" các ngôi sao ở trung tâm của thiên hà lùn Henize 2-10. Những ngôi sao mới sinh kết dính với lỗ đen bởi một "dây rốn" khổng lồ được tạo thành từ khí và bụi.
Lỗ đen siêu lớn được nhìn thấy đã phun ra một luồng khí ion hóa khổng lồ, dài 500 năm ánh sáng từ trung tâm của nó với vận tốc khoảng 1,6 triệu km/h, góp phần vào một "cơn bão lửa" về sự hình thành các ngôi sao mới trong một "vườn sao" gần đó.
Nghiên cứu được thực hiện bằng kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và là lần đầu tiên các nhà thiên văn học nhìn thấy một lỗ đen trong thiên hà lùn (thiên hà có từ 1 tỷ ngôi sao trở xuống) sinh ra các ngôi sao.
"Ngay từ đầu, tôi đã biết có điều gì đó bất thường và đặc biệt đang xảy ra ở thiên hà Henize 2-10", Amy Reines, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bang Montana cho biết.
"Và sau đó, Hubble đã cung cấp cho chúng tôi một bức tranh rõ ràng về mối liên hệ giữa lỗ đen và vùng hình thành sao lân cận nằm cách đó 230 năm ánh sáng."
Các nhà thiên văn học đã từng quan sát thấy đường gân mỏng phản lực kéo dài từ lỗ đen và xuyên không gian tới một vườn ươm sao.
Cho đến nay, họ cho rằng những tia phản lực này đã cản trở, chứ không phải giúp ích cho sự hình thành các ngôi sao trong các thiên hà lùn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra điều khác biệt. Tác giả chính Zachary Schutte, nghiên cứu sinh tại Đại học Bang Montana, cho biết: "Henize 2-10 cách chúng ta 30 triệu năm ánh sáng, đủ gần để Hubble có thể chụp được bằng chứng quang phổ về luồng lỗ đen rất rõ ràng."
"Điều ngạc nhiên là thay vì ngăn chặn sự hình thành sao, dòng chảy của lỗ đen ra đã kích hoạt sự ra đời của các ngôi sao mới."
Các lỗ đen tạo ra các tia phản lực bằng cách hút vật chất từ các đám mây khí hoặc các ngôi sao gần đó trước khi bắn nó trở lại không gian dưới dạng plasma rực lửa, di chuyển gần với tốc độ ánh sáng.
Nếu được nung nóng đến nhiệt độ thích hợp, các đám mây khí tiếp xúc với tia phản lực sẽ trở thành "vườn ươm" lý tưởng cho các ngôi sao trong tương lai.
Theo NASA, nếu các tia phản lực đốt nóng các đám mây khí lên lên nhiệt độ quá cao, chúng có thể mất khả năng hạ nhiệt và không thể hình thành sao.
Tuy nhiên với dòng chảy nhẹ nhàng từ lỗ đen ở thiên hà Henize 2-10, điều kiện khí là hoàn hảo cho sự hình thành sao.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc nghiên cứu lỗ đen này chi tiết hơn có thể giúp họ hiểu được nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ và quá trình nào đã khiến chúng trở thành lỗ đen có quy mô khổng lồ như vậy.