Sau khi xem xét hóa thạch, phân tích xương của loài khủng long Supersaurus, các nhà khoa học đã tìm ra loài khủng long dài nhất thế giới. Đó chính là loài Supersaurus sống cách đây khoảng 150 triệu năm.Giống những loài khủng long cực kỳ dài khác, Supersaurus là một loài lương long cổ dài. Trong những thập kỷ qua, Supersaurus luôn được xem là một trong những loài khủng long dài nhất. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây xác nhận nó là loài khủng long dài nhất thế giới từng sinh sống trên Trái đất.Brian Curtice, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Arizona, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu trên, công bố thông tin quan trọng trên. Theo nhà cổ sinh vật học Brian, để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phân tích, so sánh các loài khủng long để tìm ra "chủ nhân" danh hiệu dài nhất thế giới gồm: Supersaurus, Argentinosaurus, Brachiosaurus, Diplodocus.Nhóm nghiên cứu của nhà cổ sinh vật học Brian dựa trên những mảnh hóa thạch xương còn sót lại của các loài khủng long trên để xác định chiều dài cơ thể của chúng. Bộ xương hóa thạch khủng long Supersaurus đầu tiên được nhà cổ sinh vật học James Jensen của Đại học Brigham Young khai quật tại Mỏ khủng long Dry Mesa ở Colorado, Mỹ năm 1972.Nhà cổ sinh vật học Jensen cho biết tìm thấy xương đòn dài 2,4m của một con khủng long trưởng thành. Về sau, nó được xác định là của một con Supersaurus. Ông Jesen cũng tìm thấy hóa thạch khác mà ông cho là thuộc về 2 loài khủng long sauropod. Ông đặt tên cho chúng là Ultrasauros và Dystylosaurus.Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học Brian cho rằng, ông Jensen đã có sự nhầm lẫn. Curtice cho rằng, thay vì có 3 loài sauropod khác nhau, chúng đều là các bộ phận của cùng một loài khủng long. Theo nhà cổ sinh vật học Brian, sự nhầm lẫn của ông Jensen là do các vết nứt và biến dạng trong xương qua hàng triệu năm khiến chúng có kích thước khác nhau đáng kể.Sau phát hiện quan trọng của ông Jensen ở Colorado, các chuyên gia phát hiện thêm các con Supersaurus khác. Trong số này có một mẫu vật dài 32m, được đặt tên là Jimbo.Các ước tính trước đó của giới chuyên gia về chiều dài tối đa của Supersaurus là gần 34m. Tuy nhiên, việc tìm thấy hóa thạch khủng long Supersaurus ở Dry Mesa cho thấy bức tranh hoàn thiện hơn nhiều về kích thước của loài này.Dựa trên vị trí của một đốt sống cổ dài gần 1,3m, nhà cổ sinh vật học Curtice cho hay Supersaurus dài 39m hoặc 42m. Điều này có nghĩa chúng có chiều dài lớn hơn nhiều so với khủng long Diplodocus dài 33m. Nhà cổ sinh vật học Brian cho hay có khả năng con Supersaurus tìm thấy ở Dry Mesa còn có thể dài hơn nữa.Một điều thú vị là mặc dù Supersaurus là loài khủng long dài nhất thế giới nhưng không phải là loại nặng nhất trên Trái đất. Kỷ lục này thuộc về loài argentinosaurus có trọng lượng hơn 90 tấn, tức nặng gần gấp 2 lần Supersaurus. Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.
Sau khi xem xét hóa thạch, phân tích xương của loài khủng long Supersaurus, các nhà khoa học đã tìm ra loài khủng long dài nhất thế giới. Đó chính là loài Supersaurus sống cách đây khoảng 150 triệu năm.
Giống những loài khủng long cực kỳ dài khác, Supersaurus là một loài lương long cổ dài. Trong những thập kỷ qua, Supersaurus luôn được xem là một trong những loài khủng long dài nhất. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây xác nhận nó là loài khủng long dài nhất thế giới từng sinh sống trên Trái đất.
Brian Curtice, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Arizona, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu trên, công bố thông tin quan trọng trên. Theo nhà cổ sinh vật học Brian, để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phân tích, so sánh các loài khủng long để tìm ra "chủ nhân" danh hiệu dài nhất thế giới gồm: Supersaurus, Argentinosaurus, Brachiosaurus, Diplodocus.
Nhóm nghiên cứu của nhà cổ sinh vật học Brian dựa trên những mảnh hóa thạch xương còn sót lại của các loài khủng long trên để xác định chiều dài cơ thể của chúng. Bộ xương hóa thạch khủng long Supersaurus đầu tiên được nhà cổ sinh vật học James Jensen của Đại học Brigham Young khai quật tại Mỏ khủng long Dry Mesa ở Colorado, Mỹ năm 1972.
Nhà cổ sinh vật học Jensen cho biết tìm thấy xương đòn dài 2,4m của một con khủng long trưởng thành. Về sau, nó được xác định là của một con Supersaurus. Ông Jesen cũng tìm thấy hóa thạch khác mà ông cho là thuộc về 2 loài khủng long sauropod. Ông đặt tên cho chúng là Ultrasauros và Dystylosaurus.
Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học Brian cho rằng, ông Jensen đã có sự nhầm lẫn. Curtice cho rằng, thay vì có 3 loài sauropod khác nhau, chúng đều là các bộ phận của cùng một loài khủng long. Theo nhà cổ sinh vật học Brian, sự nhầm lẫn của ông Jensen là do các vết nứt và biến dạng trong xương qua hàng triệu năm khiến chúng có kích thước khác nhau đáng kể.
Sau phát hiện quan trọng của ông Jensen ở Colorado, các chuyên gia phát hiện thêm các con Supersaurus khác. Trong số này có một mẫu vật dài 32m, được đặt tên là Jimbo.
Các ước tính trước đó của giới chuyên gia về chiều dài tối đa của Supersaurus là gần 34m. Tuy nhiên, việc tìm thấy hóa thạch khủng long Supersaurus ở Dry Mesa cho thấy bức tranh hoàn thiện hơn nhiều về kích thước của loài này.
Dựa trên vị trí của một đốt sống cổ dài gần 1,3m, nhà cổ sinh vật học Curtice cho hay Supersaurus dài 39m hoặc 42m. Điều này có nghĩa chúng có chiều dài lớn hơn nhiều so với khủng long Diplodocus dài 33m. Nhà cổ sinh vật học Brian cho hay có khả năng con Supersaurus tìm thấy ở Dry Mesa còn có thể dài hơn nữa.
Một điều thú vị là mặc dù Supersaurus là loài khủng long dài nhất thế giới nhưng không phải là loại nặng nhất trên Trái đất. Kỷ lục này thuộc về loài argentinosaurus có trọng lượng hơn 90 tấn, tức nặng gần gấp 2 lần Supersaurus.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.