Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học thông báo về việc kính Viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã có phát hiện quan trọng về khả năng sinh sống trên hành tinh TRAPPIST-1b giống Trái đất.Các nhà thiên văn đã dùng máy ảnh hồng ngoại trung bình của kính Viễn vọng Không gian James Webb, được gọi là MIRI, để tìm kiếm sự phát xạ nhiệt của hành tinh Trappist-1b.Nhờ đó, các chuyên gia đo được hành tinh Trappist-1b có mức nhiệt khoảng 232 độ C, tương đương nhiệt độ của lò nướng.Thêm nữa, hành tinh Trappist-1b có thể thiếu bầu khí quyển. Vì vậy, các chuyên gia đi đến kết luận hành tinh giống Trái đất này không phải nơi phù hợp để con người sinh sống.Trước đó, năm 2018, Kính viễn vọng Không gian Spitzer hồng ngoại của NASA phát hiện TRAPPIST-1 - hệ thống sao gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ. Chúng nằm cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng.Trappist-1b được xác định là ngôi sao lùn loại M, loại sao phổ biến nhất trong dải Ngân hà, có màu sắc đỏ hơn Mặt trời, nhiệt độ thấp hơn và kích cỡ chỉ bằng 8% Mặt trời.Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng Trappist-1b và 6 hành tinh còn lại của hệ thống sao TRAPPIST-1 đều có khả năng có nước - yếu tố quan trọng để sự sống hình thành và phát triển.Tuy nhiên, khám phá mới cho thấy Trappist-1b - hành tinh có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái đất khó có thể ở được.Mời độc giả xem video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học thông báo về việc kính Viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã có phát hiện quan trọng về khả năng sinh sống trên hành tinh TRAPPIST-1b giống Trái đất.
Các nhà thiên văn đã dùng máy ảnh hồng ngoại trung bình của kính Viễn vọng Không gian James Webb, được gọi là MIRI, để tìm kiếm sự phát xạ nhiệt của hành tinh Trappist-1b.
Nhờ đó, các chuyên gia đo được hành tinh Trappist-1b có mức nhiệt khoảng 232 độ C, tương đương nhiệt độ của lò nướng.
Thêm nữa, hành tinh Trappist-1b có thể thiếu bầu khí quyển. Vì vậy, các chuyên gia đi đến kết luận hành tinh giống Trái đất này không phải nơi phù hợp để con người sinh sống.
Trước đó, năm 2018, Kính viễn vọng Không gian Spitzer hồng ngoại của NASA phát hiện TRAPPIST-1 - hệ thống sao gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ. Chúng nằm cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng.
Trappist-1b được xác định là ngôi sao lùn loại M, loại sao phổ biến nhất trong dải Ngân hà, có màu sắc đỏ hơn Mặt trời, nhiệt độ thấp hơn và kích cỡ chỉ bằng 8% Mặt trời.
Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng Trappist-1b và 6 hành tinh còn lại của hệ thống sao TRAPPIST-1 đều có khả năng có nước - yếu tố quan trọng để sự sống hình thành và phát triển.
Tuy nhiên, khám phá mới cho thấy Trappist-1b - hành tinh có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái đất khó có thể ở được.
Mời độc giả xem video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.