Ngày 9/9, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) phối hợp công bố thông tin đáng chú ý về sứ mệnh khám phá Mặt trăng. Theo thông báo, vào tháng 12/2020, tàu Hằng Nga 5 đã mang về khoáng vật trong suốt như kim cương. Đây là một trong số những mẫu vật trên Mặt trăng mà tàu Hằng Nga 5 mang về khi ấy.Khoáng vật mới trong suốt như kim cương này được đặt tên là Changesite-(Y). Nó do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Địa chất Uranium Bắc Kinh (BRIUG) phát hiện.Theo các chuyên gia, đây là khoáng vật Mặt trăng mới đầu tiên được Trung Quốc tìm thấy và nhận diện. Đồng thời, Changesite-(Y) cũng là khoáng vật Mặt trăng mới thứ 6 từng ghi nhận.Việc phát hiện Changesite-(Y) đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới tìm thấy khoáng vật Mặt trăng mới. Do vậy, sự kiện này đánh dấu một thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.Changesite-(Y) là một loại khoáng vật phosphate mới hình thành dưới dạng tinh thể hình cột. Nó được tìm thấy trong các hạt bazan Mặt trăng.Nhóm nghiên cứu tại BRIUG đã phân lập một hạt tinh thể đơn lẻ có đường kính khoảng 10 micro mét (nhỏ hơn 1/10 đường kính sợi tóc người trung bình), phân tích thành công cấu trúc tinh thể và xác nhận Changesite-(Y) là một khoáng vật mới.Ngoài Changesite-(Y), các nhà khoa học Trung Quốc công bố 2 kết quả nghiên cứu lớn khác. Đó là lần đầu tiên xác định được nồng độ Helium-3 - nguồn năng lượng nhiệt hạch tương lai đến từ các mẫu đất Mặt trăng của tàu Hằng Nga 5 và các thông số chiết xuất. Điều này cung cấp dữ liệu khoa học nền tảng để khám phá và đánh giá tài nguyên Mặt trăng.Thêm nữa, các đặc điểm hình thái của hạt đất Mặt trăng cũng được xác định thông qua những nghiên cứu sâu rộng, cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu quá trình đất Mặt trăng hình thành.Với những phát hiện mang tính đột phá này, các chuyên gia tin rằng chúng ta sẽ sớm giải mã được những bí ẩn về quá trình hình thành, sự sống trên Mặt trăng.Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến Mặt trăng, sao Hỏa. Nguồn: VTV24.
Ngày 9/9, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) phối hợp công bố thông tin đáng chú ý về sứ mệnh khám phá Mặt trăng. Theo thông báo, vào tháng 12/2020, tàu Hằng Nga 5 đã mang về khoáng vật trong suốt như kim cương. Đây là một trong số những mẫu vật trên Mặt trăng mà tàu Hằng Nga 5 mang về khi ấy.
Khoáng vật mới trong suốt như kim cương này được đặt tên là Changesite-(Y). Nó do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Địa chất Uranium Bắc Kinh (BRIUG) phát hiện.
Theo các chuyên gia, đây là khoáng vật Mặt trăng mới đầu tiên được Trung Quốc tìm thấy và nhận diện. Đồng thời, Changesite-(Y) cũng là khoáng vật Mặt trăng mới thứ 6 từng ghi nhận.
Việc phát hiện Changesite-(Y) đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới tìm thấy khoáng vật Mặt trăng mới. Do vậy, sự kiện này đánh dấu một thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.
Changesite-(Y) là một loại khoáng vật phosphate mới hình thành dưới dạng tinh thể hình cột. Nó được tìm thấy trong các hạt bazan Mặt trăng.
Nhóm nghiên cứu tại BRIUG đã phân lập một hạt tinh thể đơn lẻ có đường kính khoảng 10 micro mét (nhỏ hơn 1/10 đường kính sợi tóc người trung bình), phân tích thành công cấu trúc tinh thể và xác nhận Changesite-(Y) là một khoáng vật mới.
Ngoài Changesite-(Y), các nhà khoa học Trung Quốc công bố 2 kết quả nghiên cứu lớn khác. Đó là lần đầu tiên xác định được nồng độ Helium-3 - nguồn năng lượng nhiệt hạch tương lai đến từ các mẫu đất Mặt trăng của tàu Hằng Nga 5 và các thông số chiết xuất. Điều này cung cấp dữ liệu khoa học nền tảng để khám phá và đánh giá tài nguyên Mặt trăng.
Thêm nữa, các đặc điểm hình thái của hạt đất Mặt trăng cũng được xác định thông qua những nghiên cứu sâu rộng, cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu quá trình đất Mặt trăng hình thành.
Với những phát hiện mang tính đột phá này, các chuyên gia tin rằng chúng ta sẽ sớm giải mã được những bí ẩn về quá trình hình thành, sự sống trên Mặt trăng.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến Mặt trăng, sao Hỏa. Nguồn: VTV24.