Trong cuộc khai quật lăng mộ của Nữ hoàng Hetepheres I vào năm 1925, các chuyên gia đã tìm thấy bộ sưu tập trang sức đồ tạo tác bạc hơn 4.600 tuổi, lớn nhất và nổi tiếng nhất thời kỳ đầu của Ai Cập.Và mới đây, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sowada từ Đại học Macquarie (Úc) đã phân tích lại bộ sưu tập này và phát hiện ra một " kho báu ẩn".Kết quả phân tích cho thấy, những trang sức này được làm từ một loại bạc có chứa một lượng nhỏ vàng, đồng, chì, bạc clorua, đồng clorua và một số khoáng chất khác.Nó là bạc của Hy Lạp chứ không phải loại bạc chứa vàng của Ai CậpTheo đó, bộ sưu tập trang sức của vị nữ hoàng 4.600 tuổi này đã vô tình tiết lộ một mạng lưới thông thương chưa từng biết, những đội thuyền buôn chưa từng biết và sớm nhất giữa Ai Cập và Hy Lạp.Phát hiện này cúa nhóm nghiên cứu đã khiến độ quý hiếm của bộ sưu tập này tăng lên gấp 3 lần.Nữ hoàng Hetepheres I được biết đến là mẹ của Pharaoh Khufu, vị vua thứ hai của vương triều thứ 4. Ngôi mộ của bà nằm ẩn dưới bóng Đại kim tự tháp của Pharaoh Khufu suốt hơn 4 thiên niên kỷ.Quan tài bằng thạch cao mịn của Hetepheres được mở vào tháng 3/1927 nhưng không chứa hài cốt nào. Các nhà sử học vẫn tranh cãi điều gì đã xảy ra với thi thể.Rất có thể Hetepheres được chôn gần chồng bà là Snefru tại Dahshur. Sau đó, Khufu xây dựng ngôi mộ mới ở Giza, nhưng hài cốt mẹ ông không bao giờ được chuyển tới đó.Những người khác suy đoán bà được chôn ở kim tự tháp nhỏ G1a ở chân Đại kim tự tháp.>>>Xem thêm video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.
Trong cuộc khai quật lăng mộ của Nữ hoàng Hetepheres I vào năm 1925, các chuyên gia đã tìm thấy bộ sưu tập trang sức đồ tạo tác bạc hơn 4.600 tuổi, lớn nhất và nổi tiếng nhất thời kỳ đầu của Ai Cập.
Và mới đây, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sowada từ Đại học Macquarie (Úc) đã phân tích lại bộ sưu tập này và phát hiện ra một " kho báu ẩn".
Kết quả phân tích cho thấy, những trang sức này được làm từ một loại bạc có chứa một lượng nhỏ vàng, đồng, chì, bạc clorua, đồng clorua và một số khoáng chất khác.
Nó là bạc của Hy Lạp chứ không phải loại bạc chứa vàng của Ai Cập
Theo đó, bộ sưu tập trang sức của vị nữ hoàng 4.600 tuổi này đã vô tình tiết lộ một mạng lưới thông thương chưa từng biết, những đội thuyền buôn chưa từng biết và sớm nhất giữa Ai Cập và Hy Lạp.
Phát hiện này cúa nhóm nghiên cứu đã khiến độ quý hiếm của bộ sưu tập này tăng lên gấp 3 lần.
Nữ hoàng Hetepheres I được biết đến là mẹ của Pharaoh Khufu, vị vua thứ hai của vương triều thứ 4. Ngôi mộ của bà nằm ẩn dưới bóng Đại kim tự tháp của Pharaoh Khufu suốt hơn 4 thiên niên kỷ.
Quan tài bằng thạch cao mịn của Hetepheres được mở vào tháng 3/1927 nhưng không chứa hài cốt nào. Các nhà sử học vẫn tranh cãi điều gì đã xảy ra với thi thể.
Rất có thể Hetepheres được chôn gần chồng bà là Snefru tại Dahshur. Sau đó, Khufu xây dựng ngôi mộ mới ở Giza, nhưng hài cốt mẹ ông không bao giờ được chuyển tới đó.
Những người khác suy đoán bà được chôn ở kim tự tháp nhỏ G1a ở chân Đại kim tự tháp.