Nhóm nhà vật lý đã quan sát hố đen này từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, tính toán tốc độ quay của nó thông qua phương pháp dòng chảy ra.Kết quả cho thấy Sagittarius A* đang quay rất nhanh, tạo ra hiệu ứng Lense-Thirring, hay hiệu ứng kéo khung. Hiện tượng này có nghĩa là hố đen đang kéo theo không - thời gian xung quanh nó theo hướng quay của mình.Việc này cung cấp thông tin quan trọng về tính động của hố đen và tác động của nó đối với môi trường xung quanh.Giáo sư Ruth Daly, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết hiểu rõ về hiện tượng này giúp khám phá vai trò của hố đen trong sự hình thành và tiến hóa của thiên hà. Điều này mở ra những cơ hội mới để khám phá các khía cạnh hấp dẫn của vũ trụ và tìm hiểu sâu hơn về các quá trình vật lý phức tạp xảy ra tại trung tâm Dải Ngân hà.Sự tồn tại của hố đen Sagittarius A* đã được giới nghiên cứu giả định từ năm 1974 sau khi phát hiện ra một nguồn vô tuyến bất thường ở trung tâm dải Ngân Hà.
Đến những năm 1990, các nhà thiên văn học đã lập được bản đồ quỹ đạo của những ngôi sao sáng nhất gần trung tâm của nó.Năm 2019, giả định về sự tồn tại của hố đen Sagittarius A* càng trở nên chắc chắn khi nhóm nghiên cứu thuộc dự án EHT tuyên bố lần đầu tiên chụp ảnh thành công hố đen siêu khối lượng ở trung tâm một thiên hà khác.Đó là thiên hà Messier 87 cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Phát hiện mang tính đột phá này đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 2020.Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Nhóm nhà vật lý đã quan sát hố đen này từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, tính toán tốc độ quay của nó thông qua phương pháp dòng chảy ra.
Kết quả cho thấy Sagittarius A* đang quay rất nhanh, tạo ra hiệu ứng Lense-Thirring, hay hiệu ứng kéo khung. Hiện tượng này có nghĩa là hố đen đang kéo theo không - thời gian xung quanh nó theo hướng quay của mình.
Việc này cung cấp thông tin quan trọng về tính động của hố đen và tác động của nó đối với môi trường xung quanh.
Giáo sư Ruth Daly, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết hiểu rõ về hiện tượng này giúp khám phá vai trò của hố đen trong sự hình thành và tiến hóa của thiên hà. Điều này mở ra những cơ hội mới để khám phá các khía cạnh hấp dẫn của vũ trụ và tìm hiểu sâu hơn về các quá trình vật lý phức tạp xảy ra tại trung tâm Dải Ngân hà.
Sự tồn tại của hố đen Sagittarius A* đã được giới nghiên cứu giả định từ năm 1974 sau khi phát hiện ra một nguồn vô tuyến bất thường ở trung tâm dải Ngân Hà.
Đến những năm 1990, các nhà thiên văn học đã lập được bản đồ quỹ đạo của những ngôi sao sáng nhất gần trung tâm của nó.
Năm 2019, giả định về sự tồn tại của hố đen Sagittarius A* càng trở nên chắc chắn khi nhóm nghiên cứu thuộc dự án EHT tuyên bố lần đầu tiên chụp ảnh thành công hố đen siêu khối lượng ở trung tâm một thiên hà khác.
Đó là thiên hà Messier 87 cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Phát hiện mang tính đột phá này đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 2020.