Hai " thế giới sự sống" này chính là mặt trăng Ariel và Miranda của Sao Thiên Vương.Dữ liệu bức xạ và từ tính của Voyager 2 - một trong những tàu vũ trụ từng đi xa nhất của NASA, vào năm 1986, cho thấy chúng đang thêm các hạt plasma vào hệ thống Sao Thiên Vương.Tàu vũ trụ Voyager 2 là một tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh được phóng đi ngày 20/08/1977. Voyager 2 thực sự đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất bay qua Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.Các nhà khoa học cho rằng Ariel và Miranda có thể sở hữu đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá như Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ - những cái nổi tiếng là "mặt trăng sự sống" của hệ Mặt Trời.Cách chúng giải phóng các chùm vật chất phun từ đại dương lên cũng rất giống cách mà Europa và Enceladus đã làm.Rất có thể các hạt chùm vật chất của 2 mặt trăng Ariel và Miranda đã được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.Lỗ thông thủy nhiệt là các cấu trúc ở đáy đại dương của Trái Đất. Vì ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này, nên phải có một nguồn năng lượng khác cho sự sống sớm có thể hình thành ở đó.Hình thức hiện tại của lỗ thông hơi chứa các hóa chất giúp cho việc sinh tổng hợp hóa - một cách để các sinh vật tạo ra năng lượng riêng của chúng tương tự như quang hợp sử dụng hóa chất thay vì ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng.Đây chính là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.Sao Thiên Vương hay Thiên Vương tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời, là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời.Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương. Cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao Mộc và Sao Thổ.>>>Xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh". Nguồn: Kienthucnet.
Hai " thế giới sự sống" này chính là mặt trăng Ariel và Miranda của Sao Thiên Vương.
Dữ liệu bức xạ và từ tính của Voyager 2 - một trong những tàu vũ trụ từng đi xa nhất của NASA, vào năm 1986, cho thấy chúng đang thêm các hạt plasma vào hệ thống Sao Thiên Vương.
Tàu vũ trụ Voyager 2 là một tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh được phóng đi ngày 20/08/1977. Voyager 2 thực sự đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất bay qua Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Các nhà khoa học cho rằng Ariel và Miranda có thể sở hữu đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá như Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ - những cái nổi tiếng là "mặt trăng sự sống" của hệ Mặt Trời.
Cách chúng giải phóng các chùm vật chất phun từ đại dương lên cũng rất giống cách mà Europa và Enceladus đã làm.
Rất có thể các hạt chùm vật chất của 2 mặt trăng Ariel và Miranda đã được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.
Lỗ thông thủy nhiệt là các cấu trúc ở đáy đại dương của Trái Đất. Vì ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này, nên phải có một nguồn năng lượng khác cho sự sống sớm có thể hình thành ở đó.
Hình thức hiện tại của lỗ thông hơi chứa các hóa chất giúp cho việc sinh tổng hợp hóa - một cách để các sinh vật tạo ra năng lượng riêng của chúng tương tự như quang hợp sử dụng hóa chất thay vì ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng.
Đây chính là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.
Sao Thiên Vương hay Thiên Vương tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời, là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời.
Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương. Cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao Mộc và Sao Thổ.