Nhờ thiết bị quang phổ năng lượng tối (DESI), các nhà khoa học Mỹ thu thập dữ liệu quang phổ để lập bản đồ các ngôi sao bên trong thiên hà Andromeda "hàng xóm" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.Bản đồ này gồm chuyển động của các 7.500 ngôi sao di cư kỳ lạ ở quầng bên trong của thiên hà.Theo bài công bố trên tạp chí Astrophysical Journal, vị trí và cách chuyển động cho thấy 7.500 ngôi sao nói trên vốn không hề thuộc thiên hà Andromeda, mà "di cư" đến đây khoảng 2 tỷ năm trước.Điều này chỉ ra rằng rõ ràng Andromeda đã nuốt chửng một thiên hà nào đó và cướp lấy những ngôi sao này. Hành vi này có thể giải thích là do sự hợp nhất của 2 lỗ đen siêu khối đều từng là lỗ đen trung tâm của thiên hà.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Tatsuya Akiba từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) đã chạy mô phỏng máy tính về các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn và nhận thấy lực tạo ra đủ để kéo quỹ đạo của các ngôi sao gần trung tâm thiên hà thành một hình bầu dục kéo dài, như những gì đã thấy trong thiên hà Andromeda.Nguyên nhân Andromeda có tới 2 lỗ đen trung tâm là vì nó từng nuốt một thiên hà khác.Khi thiên hà va chạm và hợp nhất, 2 lỗ đen trung tâm sẽ quay quanh nhau, tăng tốc độ trước khi đập vào nhau trong một sự kiện khủng khiếp rồi hợp nhất.Hiện nay Andromeda chỉ còn một lỗ đen duy nhất bởi vụ hợp nhất đã hoàn tất và để lại tàn tích là cụm sao kỳ lạ.Vụ hợp nhất lỗ đen sẽ không gây hủy diệt các ngôi sao của thiên hà, nhưng tạo ra luồng năng lượng cực mạnh đủ để ảnh hưởng đến vị trí của các ngôi sao.Hiện tượng này cũng từng xuất hiện ở thiên hà chứa Trái Đất Milky Way. Nó đang dần hấp thụ một số ngôi sao từ các thiên hà lùn vệ tinh là Đám mây Magellan Lớn, Đám mây Magellan Nhỏ và thiên hà hình elip lùn Sagittarius. Các nghiên cứu trước đây cho thấy Milky Way từng có gần 20 "nạn nhân" như vậy.Đây là một phát hiện thú vị bởi Andromeda được dự báo sẽ va chạm với Milky Way của chúng ta trong 2 tỉ năm tới. Đó sẽ là một cuộc đối đầu khốc liệt bởi cả 2 thiên hà đều thuộc dạng "quái vật" trong vũ trụ.Vụ va chạm giữa Andromeda và Milky Way được cho là không làm phá hủy Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng ít nhất nó sẽ gây ra một đại thảm họa đủ làm xô lệch hệ Mặt Trời và hất Trái Đất khỏi "vùng sự sống" hiện tại.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.
Nhờ thiết bị quang phổ năng lượng tối (DESI), các nhà khoa học Mỹ thu thập dữ liệu quang phổ để lập bản đồ các ngôi sao bên trong thiên hà Andromeda "hàng xóm" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.
Bản đồ này gồm chuyển động của các 7.500 ngôi sao di cư kỳ lạ ở quầng bên trong của thiên hà.
Theo bài công bố trên tạp chí Astrophysical Journal, vị trí và cách chuyển động cho thấy 7.500 ngôi sao nói trên vốn không hề thuộc thiên hà Andromeda, mà "di cư" đến đây khoảng 2 tỷ năm trước.
Điều này chỉ ra rằng rõ ràng Andromeda đã nuốt chửng một thiên hà nào đó và cướp lấy những ngôi sao này. Hành vi này có thể giải thích là do sự hợp nhất của 2 lỗ đen siêu khối đều từng là lỗ đen trung tâm của thiên hà.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Tatsuya Akiba từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) đã chạy mô phỏng máy tính về các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn và nhận thấy lực tạo ra đủ để kéo quỹ đạo của các ngôi sao gần trung tâm thiên hà thành một hình bầu dục kéo dài, như những gì đã thấy trong thiên hà Andromeda.
Nguyên nhân Andromeda có tới 2 lỗ đen trung tâm là vì nó từng nuốt một thiên hà khác.
Khi thiên hà va chạm và hợp nhất, 2 lỗ đen trung tâm sẽ quay quanh nhau, tăng tốc độ trước khi đập vào nhau trong một sự kiện khủng khiếp rồi hợp nhất.
Hiện nay Andromeda chỉ còn một lỗ đen duy nhất bởi vụ hợp nhất đã hoàn tất và để lại tàn tích là cụm sao kỳ lạ.
Vụ hợp nhất lỗ đen sẽ không gây hủy diệt các ngôi sao của thiên hà, nhưng tạo ra luồng năng lượng cực mạnh đủ để ảnh hưởng đến vị trí của các ngôi sao.
Hiện tượng này cũng từng xuất hiện ở thiên hà chứa Trái Đất Milky Way. Nó đang dần hấp thụ một số ngôi sao từ các thiên hà lùn vệ tinh là Đám mây Magellan Lớn, Đám mây Magellan Nhỏ và thiên hà hình elip lùn Sagittarius. Các nghiên cứu trước đây cho thấy Milky Way từng có gần 20 "nạn nhân" như vậy.
Đây là một phát hiện thú vị bởi Andromeda được dự báo sẽ va chạm với Milky Way của chúng ta trong 2 tỉ năm tới. Đó sẽ là một cuộc đối đầu khốc liệt bởi cả 2 thiên hà đều thuộc dạng "quái vật" trong vũ trụ.
Vụ va chạm giữa Andromeda và Milky Way được cho là không làm phá hủy Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng ít nhất nó sẽ gây ra một đại thảm họa đủ làm xô lệch hệ Mặt Trời và hất Trái Đất khỏi "vùng sự sống" hiện tại.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.