Sông Dương Tử là một trong những dòng sông lớn và nổi tiếng của Trung Quốc. Dòng sông này có nhiều loài vật đặc trưng như cá heo sông Dương Tử, cá mái chèo, cá heo không vây, cá tầm... Trong số này, cá heo sông Dương Tử còn gọi " nữ thần sông Dương Tử" chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006.Cá heo sông Dương Tử (baiji) có biệt danh "nữ thần sông Dương Tử" xuất phát từ một truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tương truyền, một nàng công chúa ở Trung Quốc thời phong kiến bị vua cha sắp xếp hôn sự cho một người đàn ông mà nàng không có tình cảm. Do công chúa không chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt này nên nhà vua tức giận và cho người đẩy nàng xuống sông Dương Tử.Vị thần cai quản sông Dương Tử cảm thương cho số phận của công chúa nên cho nàng tái sinh thành một con cá heo. Vì vậy, về sau, người dân ưu ái gọi loài cá này là "nữ thần sông Dương Tử". Sau nhiều thế kỷ tồn tại, "nữ thần sông Dương Tử" biến mất. Cá heo sông Dương Tử chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006.Theo các chuyên gia, những nguyên nhân khiến "nữ thần sông Dương Tử" tuyệt chủng gồm: ngư dân tăng cường đánh bắt cá khiến loài này không còn thức ăn; tàu thuyền qua lại đông đúc khiến chúng bị thương khi bơi trên mặt nước; "nữ thần sông Dương Tử" nhiều lần mắc vào lưới đánh cá.Tình trạng đánh bắt quá mức và những hoạt động của con người đã đẩy "nữ thần sông Dương Tử" đến thảm kịch tuyệt chủng. Sự biến mất của loài cá heo sông Dương Tử khiến giới chuyên gia tiếc nuối, xem đó là mất mát to lớn không thể vãn hồi.Samuel Turvey là nhà động vật học và nhà bảo tồn người Anh. Ông đã sống hơn 20 năm ở Trung Quốc và có thời gian dài nghiên cứu về "nữ thần sông Dương Tử". Ông Turvey cho hay: "Việc cá heo sông Dương Tử tuyệt chủng không chỉ là một thảm kịch, mà là một mất mát lớn đối con sông và để lại những khoảng trống lớn trong hệ sinh thái".Nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ sự quan ngại rằng, một số loài động thực vật bản địa quý hiếm khác ở sông Dương Tử có thể đối diện nguy cơ tuyệt chủng giống "nữ thần sông Dương Tử" trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, có ảnh hưởng tiêu cực đến sông Dương Tử - con sông dài nhất châu Á.Tình trạng hạn hán và nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc khiến nhiều ao hồ, sông suối dần khô cạn. Sông Dương Tử cũng trong tình trạng đó.Lượng mưa được ghi nhận kể từ tháng 7/2022 ở dưới mức trung bình khiến mực nước sông Dương Tử giảm xuống mức thấp kỷ lục: 50% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.Tình trạng trên khiến đáy sông Dương Tử nứt nẻ, làm lộ diện các vốn chìm sâu dưới nước. Từ đây, giới chuyên gia lo ngại nhiều loài cá và vi sinh vật dưới nước có thể đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng đàn cá heo ‘khủng” “tung tăng” bơi ở đảo Phú Quý. Nguồn: THTPCT.
Sông Dương Tử là một trong những dòng sông lớn và nổi tiếng của Trung Quốc. Dòng sông này có nhiều loài vật đặc trưng như cá heo sông Dương Tử, cá mái chèo, cá heo không vây, cá tầm... Trong số này, cá heo sông Dương Tử còn gọi " nữ thần sông Dương Tử" chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006.
Cá heo sông Dương Tử (baiji) có biệt danh "nữ thần sông Dương Tử" xuất phát từ một truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tương truyền, một nàng công chúa ở Trung Quốc thời phong kiến bị vua cha sắp xếp hôn sự cho một người đàn ông mà nàng không có tình cảm. Do công chúa không chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt này nên nhà vua tức giận và cho người đẩy nàng xuống sông Dương Tử.
Vị thần cai quản sông Dương Tử cảm thương cho số phận của công chúa nên cho nàng tái sinh thành một con cá heo. Vì vậy, về sau, người dân ưu ái gọi loài cá này là "nữ thần sông Dương Tử". Sau nhiều thế kỷ tồn tại, "nữ thần sông Dương Tử" biến mất. Cá heo sông Dương Tử chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006.
Theo các chuyên gia, những nguyên nhân khiến "nữ thần sông Dương Tử" tuyệt chủng gồm: ngư dân tăng cường đánh bắt cá khiến loài này không còn thức ăn; tàu thuyền qua lại đông đúc khiến chúng bị thương khi bơi trên mặt nước; "nữ thần sông Dương Tử" nhiều lần mắc vào lưới đánh cá.
Tình trạng đánh bắt quá mức và những hoạt động của con người đã đẩy "nữ thần sông Dương Tử" đến thảm kịch tuyệt chủng. Sự biến mất của loài cá heo sông Dương Tử khiến giới chuyên gia tiếc nuối, xem đó là mất mát to lớn không thể vãn hồi.
Samuel Turvey là nhà động vật học và nhà bảo tồn người Anh. Ông đã sống hơn 20 năm ở Trung Quốc và có thời gian dài nghiên cứu về "nữ thần sông Dương Tử". Ông Turvey cho hay: "Việc cá heo sông Dương Tử tuyệt chủng không chỉ là một thảm kịch, mà là một mất mát lớn đối con sông và để lại những khoảng trống lớn trong hệ sinh thái".
Nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ sự quan ngại rằng, một số loài động thực vật bản địa quý hiếm khác ở sông Dương Tử có thể đối diện nguy cơ tuyệt chủng giống "nữ thần sông Dương Tử" trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, có ảnh hưởng tiêu cực đến sông Dương Tử - con sông dài nhất châu Á.
Tình trạng hạn hán và nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc khiến nhiều ao hồ, sông suối dần khô cạn. Sông Dương Tử cũng trong tình trạng đó.
Lượng mưa được ghi nhận kể từ tháng 7/2022 ở dưới mức trung bình khiến mực nước sông Dương Tử giảm xuống mức thấp kỷ lục: 50% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.
Tình trạng trên khiến đáy sông Dương Tử nứt nẻ, làm lộ diện các vốn chìm sâu dưới nước. Từ đây, giới chuyên gia lo ngại nhiều loài cá và vi sinh vật dưới nước có thể đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng đàn cá heo ‘khủng” “tung tăng” bơi ở đảo Phú Quý. Nguồn: THTPCT.