Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, những tiến triển không ngừng trong khám phá không gian có thể tạo ra rủi ro xâm nhập của các vi sinh vật ngoài hành tinh.Chuyên gia Anthony Ricciardi thuộc Đại học McGill cho biết, mối đe dọa dường như không còn xa vời, vì bất chấp các biện pháp phòng ngừa, các chuyên gia vẫn phát hiện và phân lập “những chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu cực điểm trước bức xạ ion hóa, quá trình khử ẩm và khử trùng cao trong phòng tẩy rửa của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)".Ông Ricciardi và các đồng nghiệp cho rằng, sự hợp tác giữa các nhà khoa học, các cơ quan chuyên trách khắp thế giới cùng những công nghệ giải trình tự ADN di động, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu về các vi sinh vật gây ô nhiễm đã biết, có thể tạo điều kiện phát hiện những vi khuẩn không gian nhanh chóng.Ông Ricciardi lưu ý do xâm nhập sinh học vũ trụ tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với các tài nguyên và sức khỏe con người nên nhân loại cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn và đưa ra giải pháp xuyên biên giới để đối phó kịp thời với mối đe dọa này.Suốt nhiều năm liền, mối lo ngại chính của giới khoa học là ngăn Trái đất xả rác thải ra hệ mặt trời. Nhưng khi các cơ quan không gian khắp thế giới tăng tốc đưa thêm nhiều mẫu vật từ các tiểu hành tinh, mặt trăng, sao Hỏa… quay về, giới khoa học chuyển sang lo nghĩ khía cạnh ngược lại: Lỡ như chúng ta đem các mầm bệnh ngoài vũ trụ về Trái đất thì sao?Thời gian gần đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều vi sinh vật có thể sống sót tại những địa điểm hết sức khắc nghiệt. Loài Targigrada bé nhỏ, loại động vật chân khớp sống dưới nước có biệt danh "Gấu nước", được xem là loài động vật khó chết nhất trên thế giới khi có thể sống sót cả trong môi trường chân không.Đó là lý do giới nghiên cứu càng phải cẩn thận đối với những vi sinh vật khả dĩ đến từ ngoài không gian. Theo một nghiên cứu trước đó, virus có thể tồn tại trên các hành tinh ngoài hệ Mặt trời cũng như trên những hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời.Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Nhật đưa ra giả thuyết rằng, virion, các hạt virus bao gồm axit nucleic và protein, có thể dễ dàng bị văng khỏi các bầu khí quyển và bám dính vào những thiên thể khác trong vũ trụ.Nhiều khả năng virion đã bị ném vào không gian do chúng có kích thước nhỏ và số lượng lớn. Hoặc chúng có thể đến Trái đất thông qua các thiên thạch.Cho đến nay, không có công cụ khoa học nào có khả năng phát hiện virus trên các vật thể ngoài vũ trụ, do thiếu các đặc điểm nhận dạng sinh học chung cho chúng.Các nhà khoa học đã đề xuất sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) cho quá trình này, nhờ đó có thể xác định sự hiện diện của các virion cùng những đặc điểm hình thái độc đáo của chúng.Tuy nhiên, do kích thước và trọng lượng quá lớn nên TEM rất khó cài đặt trên tàu vũ trụ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, những tiến triển không ngừng trong khám phá không gian có thể tạo ra rủi ro xâm nhập của các vi sinh vật ngoài hành tinh.
Chuyên gia Anthony Ricciardi thuộc Đại học McGill cho biết, mối đe dọa dường như không còn xa vời, vì bất chấp các biện pháp phòng ngừa, các chuyên gia vẫn phát hiện và phân lập “những chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu cực điểm trước bức xạ ion hóa, quá trình khử ẩm và khử trùng cao trong phòng tẩy rửa của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)".
Ông Ricciardi và các đồng nghiệp cho rằng, sự hợp tác giữa các nhà khoa học, các cơ quan chuyên trách khắp thế giới cùng những công nghệ giải trình tự ADN di động, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu về các vi sinh vật gây ô nhiễm đã biết, có thể tạo điều kiện phát hiện những vi khuẩn không gian nhanh chóng.
Ông Ricciardi lưu ý do xâm nhập sinh học vũ trụ tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với các tài nguyên và sức khỏe con người nên nhân loại cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn và đưa ra giải pháp xuyên biên giới để đối phó kịp thời với mối đe dọa này.
Suốt nhiều năm liền, mối lo ngại chính của giới khoa học là ngăn Trái đất xả rác thải ra hệ mặt trời. Nhưng khi các cơ quan không gian khắp thế giới tăng tốc đưa thêm nhiều mẫu vật từ các tiểu hành tinh, mặt trăng, sao Hỏa… quay về, giới khoa học chuyển sang lo nghĩ khía cạnh ngược lại: Lỡ như chúng ta đem các mầm bệnh ngoài vũ trụ về Trái đất thì sao?
Thời gian gần đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều vi sinh vật có thể sống sót tại những địa điểm hết sức khắc nghiệt. Loài Targigrada bé nhỏ, loại động vật chân khớp sống dưới nước có biệt danh "Gấu nước", được xem là loài động vật khó chết nhất trên thế giới khi có thể sống sót cả trong môi trường chân không.
Đó là lý do giới nghiên cứu càng phải cẩn thận đối với những vi sinh vật khả dĩ đến từ ngoài không gian. Theo một nghiên cứu trước đó, virus có thể tồn tại trên các hành tinh ngoài hệ Mặt trời cũng như trên những hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời.
Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Nhật đưa ra giả thuyết rằng, virion, các hạt virus bao gồm axit nucleic và protein, có thể dễ dàng bị văng khỏi các bầu khí quyển và bám dính vào những thiên thể khác trong vũ trụ.
Nhiều khả năng virion đã bị ném vào không gian do chúng có kích thước nhỏ và số lượng lớn. Hoặc chúng có thể đến Trái đất thông qua các thiên thạch.
Cho đến nay, không có công cụ khoa học nào có khả năng phát hiện virus trên các vật thể ngoài vũ trụ, do thiếu các đặc điểm nhận dạng sinh học chung cho chúng.
Các nhà khoa học đã đề xuất sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) cho quá trình này, nhờ đó có thể xác định sự hiện diện của các virion cùng những đặc điểm hình thái độc đáo của chúng.
Tuy nhiên, do kích thước và trọng lượng quá lớn nên TEM rất khó cài đặt trên tàu vũ trụ.