Ở khoảng cách 11 năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Gliese 887 - ngôi sao lùn đỏ có khối lượng bằng một nửa so với Mặt trời, chứa một trong những hệ thống đa hành tinh rất giống với Hệ Mặt trời.Ở cách Trái Đất khoảng 10,7 năm ánh sáng, Gliese 887 là ngôi sao gần thứ 12. Ngoài ra, khi quan sát theo bước sóng khả kiến, Gliese 887 là sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời.Với khối lượng gần bằng 1/2 Mặt Trời, Gliese 887 cũng là sao lùn đỏ nặng nhất trong phạm vi 20 năm ánh sáng quanh Trái Đất. Các nhà khoa học nhận thấy sao lùn đỏ này có ít nhất hai ngoại hành tinh thuộc lớp " siêu Trái Đất".Họ đặt tên cho chúng là Gliese 887 b và Gliese 887 c. Gliese 887 b có khối lượng lớn gấp 4,2 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 9,3 ngày.Hành tinh Gliese 887 c lớn gấp 7,6 lần Trái Đất và mất 21,8 ngày để quay quanh quỹ đạo. Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng về một hành tinh thứ ba có thể ở xa hơn.Dù hai hành tinh Gliese 887 b và Gliese 887 c quá nóng để tồn tại sự sống, hành tinh thứ ba này có thể nằm trong vùng ở được quanh ngôi sao, nơi nhiệt độ bề mặt phù hợp để chứa nước lỏng.Tiến sĩ Sandra Jeffers từ Đại học Gottingen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những hành tinh này sẽ cung cấp những thông tin tốt cho các nghiên cứu chi tiết hơn, bao gồm cả việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta...... Gliese 887 bằng một nửa kích thước của Mặt trời và có nhiều đặc điểm giống Trái đất, điều đó có nghĩa là có thể nó cũng có quỹ đạo giống hành tinh của chúng ta."Ngoài ra, Gliese 887 có vẻ trầm lắng hơn hẳn những sao lùn đỏ khác xét về số chớp lửa và hoạt động bùng phát. Yếu tố này góp phần giúp phân tích khí quyển ngoại tình trở nên dễ dàng hơn, do hoạt động của ngôi sao có thể bị nhầm với tín hiệu từ khí quyển.Nếu Gliese 887 có một hành tinh nằm trong vùng ở được, thế giới đó có khả năng tồn tại sự sống cao hơn các hệ sao khác với chớp lửa bùng phát dữ dội.Giáo sư Chris Tinney, được coi là một "thợ săn" hành tinh, làm việc cho Đại học New South Wales, cho biết: "Điều thú vị về những hành tinh này là chúng quay quanh một ngôi sao rất gần Mặt trời và rất sáng......Chúng ta hiện đã biết đến hàng ngàn hành tinh có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn Trái đất nhưng hầu hết các hành tinh đó quay quanh các ngôi sao xa xôi và mờ nhạt. Các hành tinh quay quanh các ngôi sao gần đó là chìa khóa cho các tìm kiếm bằng kính viễn vọng trong tương lai và cuối cùng là bằng chứng cho sự sống."Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Ở khoảng cách 11 năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Gliese 887 - ngôi sao lùn đỏ có khối lượng bằng một nửa so với Mặt trời, chứa một trong những hệ thống đa hành tinh rất giống với Hệ Mặt trời.
Ở cách Trái Đất khoảng 10,7 năm ánh sáng, Gliese 887 là ngôi sao gần thứ 12. Ngoài ra, khi quan sát theo bước sóng khả kiến, Gliese 887 là sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời.
Với khối lượng gần bằng 1/2 Mặt Trời, Gliese 887 cũng là sao lùn đỏ nặng nhất trong phạm vi 20 năm ánh sáng quanh Trái Đất. Các nhà khoa học nhận thấy sao lùn đỏ này có ít nhất hai ngoại hành tinh thuộc lớp " siêu Trái Đất".
Họ đặt tên cho chúng là Gliese 887 b và Gliese 887 c. Gliese 887 b có khối lượng lớn gấp 4,2 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 9,3 ngày.
Hành tinh Gliese 887 c lớn gấp 7,6 lần Trái Đất và mất 21,8 ngày để quay quanh quỹ đạo. Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng về một hành tinh thứ ba có thể ở xa hơn.
Dù hai hành tinh Gliese 887 b và Gliese 887 c quá nóng để tồn tại sự sống, hành tinh thứ ba này có thể nằm trong vùng ở được quanh ngôi sao, nơi nhiệt độ bề mặt phù hợp để chứa nước lỏng.
Tiến sĩ Sandra Jeffers từ Đại học Gottingen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những hành tinh này sẽ cung cấp những thông tin tốt cho các nghiên cứu chi tiết hơn, bao gồm cả việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta...
... Gliese 887 bằng một nửa kích thước của Mặt trời và có nhiều đặc điểm giống Trái đất, điều đó có nghĩa là có thể nó cũng có quỹ đạo giống hành tinh của chúng ta."
Ngoài ra, Gliese 887 có vẻ trầm lắng hơn hẳn những sao lùn đỏ khác xét về số chớp lửa và hoạt động bùng phát. Yếu tố này góp phần giúp phân tích khí quyển ngoại tình trở nên dễ dàng hơn, do hoạt động của ngôi sao có thể bị nhầm với tín hiệu từ khí quyển.
Nếu Gliese 887 có một hành tinh nằm trong vùng ở được, thế giới đó có khả năng tồn tại sự sống cao hơn các hệ sao khác với chớp lửa bùng phát dữ dội.
Giáo sư Chris Tinney, được coi là một "thợ săn" hành tinh, làm việc cho Đại học New South Wales, cho biết: "Điều thú vị về những hành tinh này là chúng quay quanh một ngôi sao rất gần Mặt trời và rất sáng...
...Chúng ta hiện đã biết đến hàng ngàn hành tinh có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn Trái đất nhưng hầu hết các hành tinh đó quay quanh các ngôi sao xa xôi và mờ nhạt. Các hành tinh quay quanh các ngôi sao gần đó là chìa khóa cho các tìm kiếm bằng kính viễn vọng trong tương lai và cuối cùng là bằng chứng cho sự sống."