Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đài thiên văn Đại học Geneve (Thụy Sĩ) đã quan sát các hành tinh mới phát hiện mang tên HD 3167b, HD 3167c và HD 3167d.Cả 3 hành tinh mới phát hiện đều quay quanh một ngôi sao sáng kiểu K0, cách chúng ta 149 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Song Ngư. Theo nhóm nghiên cứu, hành tinh HD 3167 là một siêu Trái Đất, tức hành tinh đá nhưng to lớn hơn địa cầu của chúng ta.Trong khi HD 3167c là một "tiểu Hải Vương Tinh", tức một hành tinh khí. Chưa xác định được dạng hành tinh của HD 3167d.Tuy nhiên, điều kỳ lạ khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất là mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh gần như vuông góc với nhau (tạo thành góc 102,3 độ).Thông thường ở một hệ sao, bao gồm hệ Mặt Trời của chúng ta, các hành tinh sẽ cùng ra đời trong một đĩa tiền hành tinh nằm trong mặt phẳng xích đạo của ngôi sao mẹ, nên mặt phẳng quỹ đạo của chúng cũng đồng nhất.Ở hệ sao này, HD 3167b quay đúng khu vực quanh mặt phẳng quỹ đạo, nhưng HD 3167c và HD 3167d lại chọn di chuyển qua lại giữa 2 cực của ngôi sao mẹ.HD 3167b quay quanh sao mẹ với quỹ đạo siêu ngắn là 0,96 ngày mỗi vòng; HD 3167c quay mất 29,84 ngày mỗi vòng.HD 3167d thực ra quay với quỹ đạo nằm giữa 2 hành tinh kia, mất 8,51 ngày mỗi vòng nhưng được phát hiện muộn hơn nên đặt tên sau.Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.Việc phát hiện các siêu Trái Đất với khối lượng vài chục lần Trái Đất đã được xem là tiến bộ trong quan sát khi những hành tinh kiểu này lần đầu được tìm thấy bay quanh sao Mu Arae.Tiểu sao Hải Vương hoặc tiểu Hải Vương tinh (đôi khi được gọi là một sao lùn khí hoặc hành tinh chuyển tiếp) là một hành tinh có khối lượng lớn hơn khối lượng Trái Đất, nhỏ hơn so với sao Thiên Vương và sao Hải Vương.Các sao Hải Vương nhỏ có bầu khí quyển hydro – heli dày, có thể có các lớp băng, đá hoặc đại dương lỏng (làm từ nước, amonia, hỗn hợp của cả hai hoặc các chất bay hơi nặng hơn).Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đài thiên văn Đại học Geneve (Thụy Sĩ) đã quan sát các hành tinh mới phát hiện mang tên HD 3167b, HD 3167c và HD 3167d.
Cả 3 hành tinh mới phát hiện đều quay quanh một ngôi sao sáng kiểu K0, cách chúng ta 149 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Song Ngư. Theo nhóm nghiên cứu, hành tinh HD 3167 là một siêu Trái Đất, tức hành tinh đá nhưng to lớn hơn địa cầu của chúng ta.
Trong khi HD 3167c là một "tiểu Hải Vương Tinh", tức một hành tinh khí. Chưa xác định được dạng hành tinh của HD 3167d.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất là mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh gần như vuông góc với nhau (tạo thành góc 102,3 độ).
Thông thường ở một hệ sao, bao gồm hệ Mặt Trời của chúng ta, các hành tinh sẽ cùng ra đời trong một đĩa tiền hành tinh nằm trong mặt phẳng xích đạo của ngôi sao mẹ, nên mặt phẳng quỹ đạo của chúng cũng đồng nhất.
Ở hệ sao này, HD 3167b quay đúng khu vực quanh mặt phẳng quỹ đạo, nhưng HD 3167c và HD 3167d lại chọn di chuyển qua lại giữa 2 cực của ngôi sao mẹ.
HD 3167b quay quanh sao mẹ với quỹ đạo siêu ngắn là 0,96 ngày mỗi vòng; HD 3167c quay mất 29,84 ngày mỗi vòng.
HD 3167d thực ra quay với quỹ đạo nằm giữa 2 hành tinh kia, mất 8,51 ngày mỗi vòng nhưng được phát hiện muộn hơn nên đặt tên sau.
Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Việc phát hiện các siêu Trái Đất với khối lượng vài chục lần Trái Đất đã được xem là tiến bộ trong quan sát khi những hành tinh kiểu này lần đầu được tìm thấy bay quanh sao Mu Arae.
Tiểu sao Hải Vương hoặc tiểu Hải Vương tinh (đôi khi được gọi là một sao lùn khí hoặc hành tinh chuyển tiếp) là một hành tinh có khối lượng lớn hơn khối lượng Trái Đất, nhỏ hơn so với sao Thiên Vương và sao Hải Vương.
Các sao Hải Vương nhỏ có bầu khí quyển hydro – heli dày, có thể có các lớp băng, đá hoặc đại dương lỏng (làm từ nước, amonia, hỗn hợp của cả hai hoặc các chất bay hơi nặng hơn).