Nhóm khoa học gia từ Đại học Chicago - Mỹ, Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary và Trường Đại học La Lagua - Tây Ban Nha mới đây đã nghiên cứu 43 hành tinh bí ẩn phổ biến trong thiên hà Milky Way.Những thông số thu được cho thấy, chúng nằm lưng chừng giữa hai dạng hành tinh, một là hành tinh khí giống Sao Mộc, Sao Thổ, với mật độ thấp bởi bầu khí quyển cực dày chiếm phần lớn kết cầu.Hai là hành tinh đá - dạng hành tinh giống Trái Đất hay Sao Hỏa, nhỏ gọn, mật độ cao. Đối với các ngoại hành tinh, việc nghiên cứu mật độ của chúng sẽ hé lộ đó là dạng hành tinh gì, khí hay đá.43 hành tinh này đại diện cho rất nhiều thế giới tương tự quay quanh loại sao chiếm tới 75% số sao trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là sao lùn đỏ.Câu trả lời khả dĩ nhất đó là một dạng hành tinh bí ẩn được chú ý trong những năm gần đây: Hành tinh đại dương, hay còn được gọi là "hành tinh nước".Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa, đó là hầu hết các hành tinh trong nghiên cứu lại nằm quá gần ngôi sao mẹ, mà các tính toán về nhiệt độ ngôi sao mẹ cho thấy với khoảng cách đó, một đại dương lỏng khó có thể tồn tại.Vì vậy, các nhà khoa học đã kết luận, nó phải như Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong hàng chục mặt trăng của Sao Mộc và cũng là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy.Ganymede được cho là một thế giới "ngậm nước", tức không có đại dương trên bề mặt nhưng lại đầy một loại đá ngậm nhiều nước, thứ cũng có thể xuất hiện với số lượng ít hơn trên Mặt Trăng của Trái Đất.Điều kiện để có thể trở thành một thế giới kiểu đó, những thế giới này phải hình thành ở một nơi cách xa ngôi sao mẹ hơn hiện tại, rồi từ từ bay dần vào phía trong, giống như giả thuyết đối với Sao Mộc - hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời.Nghiên cứu này đã khiến giới thiên văn phải xem xét lại cách điều tra các ngoại hành tinh cũng như thiết lập một mô hình mới trong truy tìm sự sống ngoài Trái Đất, bởi có thể chính hệ Mặt Trời chúng ta mới là thứ hiếm gặp, với những hành tinh đá và khí.Hành tinh nước, thứ có thể phổ biến hơn nhiều lần, có lẽ nên được xếp vào tiêu chí phân loại.Hành tinh đại dương, thế giới đại dương, thế giới nước, aquaplanet hoặc hành tinh panthalassic là một loại hành tinh đất đá có chứa một lượng đáng kể nước hoặc ở trên bề mặt hoặc dưới bề mặt của nó.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Nhóm khoa học gia từ Đại học Chicago - Mỹ, Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary và Trường Đại học La Lagua - Tây Ban Nha mới đây đã nghiên cứu 43 hành tinh bí ẩn phổ biến trong thiên hà Milky Way.
Những thông số thu được cho thấy, chúng nằm lưng chừng giữa hai dạng hành tinh, một là hành tinh khí giống Sao Mộc, Sao Thổ, với mật độ thấp bởi bầu khí quyển cực dày chiếm phần lớn kết cầu.
Hai là hành tinh đá - dạng hành tinh giống Trái Đất hay Sao Hỏa, nhỏ gọn, mật độ cao. Đối với các ngoại hành tinh, việc nghiên cứu mật độ của chúng sẽ hé lộ đó là dạng hành tinh gì, khí hay đá.
43 hành tinh này đại diện cho rất nhiều thế giới tương tự quay quanh loại sao chiếm tới 75% số sao trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là sao lùn đỏ.
Câu trả lời khả dĩ nhất đó là một dạng hành tinh bí ẩn được chú ý trong những năm gần đây: Hành tinh đại dương, hay còn được gọi là "hành tinh nước".
Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa, đó là hầu hết các hành tinh trong nghiên cứu lại nằm quá gần ngôi sao mẹ, mà các tính toán về nhiệt độ ngôi sao mẹ cho thấy với khoảng cách đó, một đại dương lỏng khó có thể tồn tại.
Vì vậy, các nhà khoa học đã kết luận, nó phải như Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong hàng chục mặt trăng của Sao Mộc và cũng là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy.
Ganymede được cho là một thế giới "ngậm nước", tức không có đại dương trên bề mặt nhưng lại đầy một loại đá ngậm nhiều nước, thứ cũng có thể xuất hiện với số lượng ít hơn trên Mặt Trăng của Trái Đất.
Điều kiện để có thể trở thành một thế giới kiểu đó, những thế giới này phải hình thành ở một nơi cách xa ngôi sao mẹ hơn hiện tại, rồi từ từ bay dần vào phía trong, giống như giả thuyết đối với Sao Mộc - hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời.
Nghiên cứu này đã khiến giới thiên văn phải xem xét lại cách điều tra các ngoại hành tinh cũng như thiết lập một mô hình mới trong truy tìm sự sống ngoài Trái Đất, bởi có thể chính hệ Mặt Trời chúng ta mới là thứ hiếm gặp, với những hành tinh đá và khí.
Hành tinh nước, thứ có thể phổ biến hơn nhiều lần, có lẽ nên được xếp vào tiêu chí phân loại.
Hành tinh đại dương, thế giới đại dương, thế giới nước, aquaplanet hoặc hành tinh panthalassic là một loại hành tinh đất đá có chứa một lượng đáng kể nước hoặc ở trên bề mặt hoặc dưới bề mặt của nó.