Loài khủng long mới, Guemesia ochoai có thể là họ hàng gần với tổ tiên của một nhóm khủng long không chi trước, đã từng lang thang khắp Nam bán cầu cách đây hơn 70 triệu năm trước.Một hộp sọ hoàn chỉnh của Guemesia ochoai mới đây đã được phát hiện ở Argentina, cung cấp bằng chứng mới về hệ sinh thái độc đáo trong Kỷ Phấn trắng muộn.Guemesia ochoai cũng thuộc một nhóm động vật ăn thịt từng sống lang thang ở khu vực ngày nay là Châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ.Việc phát hiện ra hộp sọ của Guemesia ochoai cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị về một khu vực có rất ít hóa thạch khủng long phổ biến abelisaurid, và có thể giải thích tại sao khu vực này lại sinh ra những loài động vật khác thường như vậy.Giáo sư Anjali Goswami, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Argentina và đồng tác giả nghiên cứu này nói: 'Loài khủng long mới này khá bất thường so với đồng loại của nó. Nó có một số đặc điểm chính gợi ý rằng đó là một loài mới, cung cấp thông tin mới quan trọng về một khu vực trên thế giới mà chúng ta chưa biết nhiều về nó”.Theo Giáo sư Anjali Goswami thì Guemesia ochoai là một sát thủ săn mồi hàng đầu có thể đã ăn những loài khủng long lớn như khủng long titanosaurs. Điều kỳ lạ là nó các chi trước thậm chí còn ngắn hơn các chi của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex nổi tiếng.Điều này có thể khiến chi trước của nó không thể nắm bắt con mồi nhưng loài này không thực sự vô dụng như bạn nghĩ.Bất chấp cấu trúc hình thể này, chúng vẫn có thể hạ gục con mồi khổng lồ của mình mà không cần sử dụng đến vũ khí chi trước, chủ yếu là nhờ có cái đầu và bộ hàm cực kỳ mạnh mẽ. Được biết, Argentina nổi tiếng với hóa thạch khủng long, với 35 loài đã được mô tả từ đất nước này. Nhưng gần như tất cả chúng đều đến từ Patagonia, ở phía nam của đất nước, và tương đối có ít loài khủng long được tìm thấy ở phía tây bắc.
Loài khủng long mới, Guemesia ochoai có thể là họ hàng gần với tổ tiên của một nhóm khủng long không chi trước, đã từng lang thang khắp Nam bán cầu cách đây hơn 70 triệu năm trước.
Một hộp sọ hoàn chỉnh của Guemesia ochoai mới đây đã được phát hiện ở Argentina, cung cấp bằng chứng mới về hệ sinh thái độc đáo trong Kỷ Phấn trắng muộn.
Guemesia ochoai cũng thuộc một nhóm động vật ăn thịt từng sống lang thang ở khu vực ngày nay là Châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ.
Việc phát hiện ra hộp sọ của Guemesia ochoai cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị về một khu vực có rất ít hóa thạch khủng long phổ biến abelisaurid, và có thể giải thích tại sao khu vực này lại sinh ra những loài động vật khác thường như vậy.
Giáo sư Anjali Goswami, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Argentina và đồng tác giả nghiên cứu này nói: 'Loài khủng long mới này khá bất thường so với đồng loại của nó. Nó có một số đặc điểm chính gợi ý rằng đó là một loài mới, cung cấp thông tin mới quan trọng về một khu vực trên thế giới mà chúng ta chưa biết nhiều về nó”.
Theo Giáo sư Anjali Goswami thì Guemesia ochoai là một sát thủ săn mồi hàng đầu có thể đã ăn những loài khủng long lớn như khủng long titanosaurs. Điều kỳ lạ là nó các chi trước thậm chí còn ngắn hơn các chi của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex nổi tiếng.
Điều này có thể khiến chi trước của nó không thể nắm bắt con mồi nhưng loài này không thực sự vô dụng như bạn nghĩ.
Bất chấp cấu trúc hình thể này, chúng vẫn có thể hạ gục con mồi khổng lồ của mình mà không cần sử dụng đến vũ khí chi trước, chủ yếu là nhờ có cái đầu và bộ hàm cực kỳ mạnh mẽ.
Được biết, Argentina nổi tiếng với hóa thạch khủng long, với 35 loài đã được mô tả từ đất nước này. Nhưng gần như tất cả chúng đều đến từ Patagonia, ở phía nam của đất nước, và tương đối có ít loài khủng long được tìm thấy ở phía tây bắc.