Theo các nhà khoa học, dưới thềm băng Ekström của Nam Cực là nơi cực kỳ lạnh giá, bóng tối vĩnh viễn và nguồn thức ăn hầu như không tồn tại. Nơi đây tưởng như là một vùng đất chết.Tuy nhiên, đây lại được coi là "ốc đảo sự sống" phi thường vì các nhà khoa học đã phát hiện tới tổng cộng 77 loài sinh vật với hình dạng không thể thấy ở bất kỳ đâu khác trên Trái Đất.Bước đầu nghiên cứu cho thấy 77 loài bí ẩn này đã tồn tại ở đây từ khoảng 5.800-6.000 năm trước, hoàn toàn bị giam kín trong "mộ băng" tối tăm và tách biệt với thế giới bên trên.Kết quả xác định niên đại dựa vào các mảnh trầm tích họ thu thập được. Các nhà khoa học đã khoan 2 lỗ bằng nước nóng xuống độ sâu 200 mét. Địa điểm khoan gần trạm Neumayer III ở khu vực Biển Weddell Đông Nam, cách bờ biển đến vài km.77 sinh vật kỳ dị hệt như đến từ ngoài hành tinh này gồm nhiều loài giun xoắn, giun biển có xúc tu, giun rắn... và nhiều sinh vật khó mô tả bằng lời.Trong đó có những con lưỡng tính, có sinh vật sở hữu tuổi thọ lên tới 45 năm. Tính đa dạng sinh học bên trong "mộ băng" hàng ngàn tuổi này hoàn toàn gây sốc.Theo tiến sĩ David Barnes từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) - tác giả chính của nghiên cứu, những sinh vật này có thể tồn tại nhờ vào một lối thông ngầm bí mật từ vùng nước gần như khép kín này với đại dương cách đó từ 3-9 km.Lối thông ngầm này giúp mang đủ tảo đến nuôi sống các sinh vật, vì rõ ràng nhiều loài trong số đó là loài sống bằng tảo biển.Tuy nhiên, chỉ với việc chúng tồn tại ở nơi không hề có ánh sáng và thiếu nhiều điều kiện cần cho sự sống như vậy đã đủ gây sốc.Phát hiện này được cho là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc săn tìm sự sống ngoài hành tinh. Nó cho thấy sự sống vẫn có thể tồn tại trên những thế giới khắc nghiệt, không giống Trái Đất.Thềm băng là một tảng băng nổi dày tạo ra nơi sông băng hoặc tấm băng chảy xuống một bờ biển và lên bề mặt đại dương. Các thềm băng chỉ được tìm thấy ở Nam Cực, Greenland và Canada.Các ranh giới giữa các tảng băng nổi và nước đá (nằm nền đá) đỡ nó được gọi là đường tiếp đất. Chiều dày của các dải băng dao động từ khoảng 100 đến 1000 mét.Mời các bạn xem video: Sinh vật lạ giống đỉa xâm lấn nhà dân tại Đồng Tháp. Nguồn: THĐT
Theo các nhà khoa học, dưới thềm băng Ekström của Nam Cực là nơi cực kỳ lạnh giá, bóng tối vĩnh viễn và nguồn thức ăn hầu như không tồn tại. Nơi đây tưởng như là một vùng đất chết.
Tuy nhiên, đây lại được coi là "ốc đảo sự sống" phi thường vì các nhà khoa học đã phát hiện tới tổng cộng 77 loài sinh vật với hình dạng không thể thấy ở bất kỳ đâu khác trên Trái Đất.
Bước đầu nghiên cứu cho thấy 77 loài bí ẩn này đã tồn tại ở đây từ khoảng 5.800-6.000 năm trước, hoàn toàn bị giam kín trong "mộ băng" tối tăm và tách biệt với thế giới bên trên.
Kết quả xác định niên đại dựa vào các mảnh trầm tích họ thu thập được. Các nhà khoa học đã khoan 2 lỗ bằng nước nóng xuống độ sâu 200 mét. Địa điểm khoan gần trạm Neumayer III ở khu vực Biển Weddell Đông Nam, cách bờ biển đến vài km.
77 sinh vật kỳ dị hệt như đến từ ngoài hành tinh này gồm nhiều loài giun xoắn, giun biển có xúc tu, giun rắn... và nhiều sinh vật khó mô tả bằng lời.
Trong đó có những con lưỡng tính, có sinh vật sở hữu tuổi thọ lên tới 45 năm. Tính đa dạng sinh học bên trong "mộ băng" hàng ngàn tuổi này hoàn toàn gây sốc.
Theo tiến sĩ David Barnes từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) - tác giả chính của nghiên cứu, những sinh vật này có thể tồn tại nhờ vào một lối thông ngầm bí mật từ vùng nước gần như khép kín này với đại dương cách đó từ 3-9 km.
Lối thông ngầm này giúp mang đủ tảo đến nuôi sống các sinh vật, vì rõ ràng nhiều loài trong số đó là loài sống bằng tảo biển.
Tuy nhiên, chỉ với việc chúng tồn tại ở nơi không hề có ánh sáng và thiếu nhiều điều kiện cần cho sự sống như vậy đã đủ gây sốc.
Phát hiện này được cho là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc săn tìm sự sống ngoài hành tinh. Nó cho thấy sự sống vẫn có thể tồn tại trên những thế giới khắc nghiệt, không giống Trái Đất.
Thềm băng là một tảng băng nổi dày tạo ra nơi sông băng hoặc tấm băng chảy xuống một bờ biển và lên bề mặt đại dương. Các thềm băng chỉ được tìm thấy ở Nam Cực, Greenland và Canada.
Các ranh giới giữa các tảng băng nổi và nước đá (nằm nền đá) đỡ nó được gọi là đường tiếp đất. Chiều dày của các dải băng dao động từ khoảng 100 đến 1000 mét.