Các nhà thiên văn học trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã ghi lại hình ảnh tàu con thoi Atlantis lơ lửng trên bầu trời Bahamas. Tàu vũ trụ cuối cùng trong chương trình tàu con thoi không gian này được phóng lên ngày 8/7/2011.
Hình ảnh ấn tượng này là Tinh vân Đầu ngựa nằm trong chòm sao Lạp Hộ được kính thiên văn ở Đài Quan sát Quốc gia Kitt Peak tại Arizona ghi lại. Tinh vân này nằm cách Trái Đất khoảng 1.375 năm ánh sáng.
Kính thiên văn Hubble ghi lại hình ảnh của AG Carinae - một trong những ngôi sao sáng nhất Dải Ngân hà. Ngôi sao này được bao quanh bởi một vầng hào quang bụi và khí. Các nhà khoa học tin rằng, tinh vân khổng lồ này xuất hiện sau khi một hoặc nhiều vụ phun trào xảy ra cách đây 10.000 năm. Bản thân tinh vân này đã rộng 5 năm ánh sáng, xấp xỉ khoảng cách từ Trái Đất đến hệ sao gần nhất với chúng ta là Alpha Centauri.
Một vụ nổ siêu tân tinh đánh dấu sự kết thúc cuộc đời của một ngôi sao. Đài quan sát Chandra X-ray - một kính thiên văn hiện đại đã ghi lại những gì còn lại của một vụ nổ như vậy trong chòm sao Thiên Hậu. Bức ảnh này cho thấy bức xạ tia X phát ra từ tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Tycho được phát hiện lần đầu năm 1572. Ngày 18/3/2021, một nhà thiên văn học nghiệp dư Nhật Bản Yuji Nakamura đã phát hiện ra một vụ nổ siêu tân tinh khác trong chòm Thiên Hậu, được gọi là Nova Cas 2021.
Ống kính góc rộng của kính thiên văn Hubble cho thấy hình ảnh của hai thiên hà trong chòm sao Anh Tiên. Cùng với hàng nghìn thiên hà, chòm sao này là một trong những vật thể lớn nhất vũ trụ từng được biết tới.
Hình ảnh lõi của Dải Ngân hà dưới ống kính của Kính thiên văn Spitzer. Các nhà khoa học tin rằng có một hố đen siêu nặng ở trung tâm của Dải Ngân hà mang tên Sagittarius A.
Kính thiên văn Hubble đã ghi lại hình ảnh cuộc sáp nhập Medusa với một cặp thiên hà tương tác với nhau trong chòm sao Đại Hùng. Trung tâm của nó, được gọi là Con mắt Medusa là một khu vực giàu khí trải dài trên 500 năm ánh sáng.
Cụm sao cầu NGC 6380 nằm cách Trái Đất 35.000 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Thiên Yết. Ngôi sao sáng nhất ở phía trên là HD 159073, nằm cách hành tinh của chúng ta 4.000 năm ánh sáng.
NGC 2313 là một tinh vân phát xạ được hình thành từ các khí ion hóa phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau. Nó nằm cách Trái Đất khoảng 3.756 năm ánh sáng trong chòm sao Kỳ Lân.
Hiện tượng này được tạo ra bởi năng lượng hấp dẫn của một hố đen siêu nặng tại lõi của thiên hà Hercules A.
Cảnh tượng bình minh Ấn Độ Dương đầy ngoạn mục nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) Thomas Pesquet ghi lại. Bởi vì ISS quay quanh Trái Đất 90 phút/lần nên các phi hành gia ở đây có thể quan sát mặt trời mọc 15 lần/ngày.
Robot tự hành Curiosity đã chụp bức ảnh Mount Sharp trên sao Hỏa. Cảnh tượng đất đá khô cằn này trông giống như những sa mạc trên Trái Đất.
Tàu vũ trụ Juno đã chụp những đám mây xoáy trên bề mặt sao Mộc khi bay qua đây vào năm 2018. Hình bầu dục màu trắng phía trên của bức ảnh là một cơn bão.
Messier 33 hay Thiên hà Triangulum, nằm cách Trái Đất 2,73 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Tam Giác. Khu vực với những đám mây mỏng ở thiên hà này là một trong những nơi sinh ra các vì sao một cách nhanh chóng. Các nhà khoa học cho rằng có khoảng 2.000 ngôi sao trẻ trong khu vực này.
Đây là một ví dụ khác của tinh vân phát xạ mang tên NGC 2313, thắp sáng bầu trời với những vầng sáng màu bạc ở trước ngôi sao V565. Bức ảnh này đã được Kính Thiên văn Hubble chụp lại.
Các nhà thiên văn học trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã ghi lại hình ảnh tàu con thoi Atlantis lơ lửng trên
bầu trời Bahamas. Tàu vũ trụ cuối cùng trong chương trình tàu con thoi không gian này được phóng lên ngày 8/7/2011.
Hình ảnh ấn tượng này là
Tinh vân Đầu ngựa nằm trong chòm sao Lạp Hộ được kính thiên văn ở Đài Quan sát Quốc gia Kitt Peak tại Arizona ghi lại. Tinh vân này nằm cách Trái Đất khoảng 1.375 năm ánh sáng.
Kính thiên văn Hubble ghi lại hình ảnh của AG Carinae - một trong những ngôi sao sáng nhất Dải Ngân hà. Ngôi sao này được bao quanh bởi một vầng hào quang bụi và khí. Các nhà khoa học tin rằng, tinh vân khổng lồ này xuất hiện sau khi một hoặc nhiều vụ phun trào xảy ra cách đây 10.000 năm. Bản thân tinh vân này đã rộng 5 năm ánh sáng, xấp xỉ khoảng cách từ Trái Đất đến hệ sao gần nhất với chúng ta là Alpha Centauri.
Một
vụ nổ siêu tân tinh đánh dấu sự kết thúc cuộc đời của một ngôi sao. Đài quan sát Chandra X-ray - một kính thiên văn hiện đại đã ghi lại những gì còn lại của một vụ nổ như vậy trong chòm sao Thiên Hậu. Bức ảnh này cho thấy bức xạ tia X phát ra từ tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh Tycho được phát hiện lần đầu năm 1572. Ngày 18/3/2021, một nhà thiên văn học nghiệp dư Nhật Bản Yuji Nakamura đã phát hiện ra một vụ nổ siêu tân tinh khác trong chòm Thiên Hậu, được gọi là Nova Cas 2021.
Ống kính góc rộng của kính thiên văn Hubble cho thấy hình ảnh của hai thiên hà trong chòm sao Anh Tiên. Cùng với hàng nghìn thiên hà, chòm sao này là một trong những vật thể lớn nhất vũ trụ từng được biết tới.
Hình ảnh lõi của Dải Ngân hà dưới ống kính của Kính thiên văn Spitzer. Các nhà khoa học tin rằng có một hố đen siêu nặng ở trung tâm của Dải Ngân hà mang tên Sagittarius A.
Kính thiên văn Hubble đã ghi lại hình ảnh cuộc sáp nhập Medusa với một cặp thiên hà tương tác với nhau trong chòm sao Đại Hùng. Trung tâm của nó, được gọi là Con mắt Medusa là một khu vực giàu khí trải dài trên 500 năm ánh sáng.
Cụm sao cầu NGC 6380 nằm cách Trái Đất 35.000 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Thiên Yết. Ngôi sao sáng nhất ở phía trên là HD 159073, nằm cách hành tinh của chúng ta 4.000 năm ánh sáng.
NGC 2313 là một tinh vân phát xạ được hình thành từ các khí ion hóa phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau. Nó nằm cách Trái Đất khoảng 3.756 năm ánh sáng trong chòm sao Kỳ Lân.
Hiện tượng này được tạo ra bởi năng lượng hấp dẫn của một hố đen siêu nặng tại lõi của thiên hà Hercules A.
Cảnh tượng bình minh Ấn Độ Dương đầy ngoạn mục nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) Thomas Pesquet ghi lại. Bởi vì ISS quay quanh Trái Đất 90 phút/lần nên các phi hành gia ở đây có thể quan sát mặt trời mọc 15 lần/ngày.
Robot tự hành Curiosity đã chụp bức ảnh Mount Sharp trên sao Hỏa. Cảnh tượng đất đá khô cằn này trông giống như những sa mạc trên Trái Đất.
Tàu vũ trụ Juno đã chụp những đám mây xoáy trên bề mặt sao Mộc khi bay qua đây vào năm 2018. Hình bầu dục màu trắng phía trên của bức ảnh là một cơn bão.
Messier 33 hay Thiên hà Triangulum, nằm cách Trái Đất 2,73 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Tam Giác. Khu vực với những đám mây mỏng ở thiên hà này là một trong những nơi sinh ra các vì sao một cách nhanh chóng. Các nhà khoa học cho rằng có khoảng 2.000 ngôi sao trẻ trong khu vực này.
Đây là một ví dụ khác của tinh vân phát xạ mang tên NGC 2313, thắp sáng bầu trời với những vầng sáng màu bạc ở trước ngôi sao V565. Bức ảnh này đã được Kính Thiên văn Hubble chụp lại.