Nằm giữa Morocco và Tunisia, Algeria là quốc gia lớn nhất châu Phi và đứng thứ 10 trên thế giới. 4/5 diện tích đất nước bị bao bọc bởi Sahara - sa mạc nóng nhất thế giới. Đây là vùng đất hoang vu, cằn cỗi toàn đá sỏi... Hầu như không ai sống tại đây cả.
Bất chấp địa hình khắc nghiệt, vẫn có những khu định cư ở rìa phía bắc Sahara. Nơi này còn được gọi là 5 ksours lịch sử. Đó là các thành phố cổ có tuổi đời hàng thế kỷ thuộc thung lũng M'Zab. Những thành phố này bao gồm El-Atteuf (lâu đời nhất, thành lập năm 1012), Melika, Bounoura, thánh địa Beni-Isguen và Ghardaïa.Một hội đồng du lịch được thành lập để bảo tồn 5 ksours này. Họ đề ra những quy định khá khắt khe với du khách và cả người Algeria. Theo BBC, hội đồng khuyến cáo người dân Algeria và du khách chỉ được tới các thành phố cổ khi đi cùng một hướng dẫn viên bản địa. Ngoài ra, một số hành vi khác cũng bị cấm khi tới đây như hút thuốc, ăn mặc thiếu đứng đắn, sử dụng điện thoại di động và selfie.Khaled Meghnine, hướng dẫn viên địa phương, nói: "Chúng tôi đều thân thiện và các du khách được chào đón khi đến đây. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng cách sống của người dân khu vực này. Đó là nhà của chúng tôi, không phải phông nền cho một bài đăng trên mạng xã hội. Không ai ở đây muốn thế cả".Từ thế kỷ thứ 8, những người Mozabites, một dân tộc bán du mục với ngôn ngữ riêng biệt Tumzabt, đã khai phá vùng đất này. 5 thành phố cổ là nơi giao thoa văn hóa độc đáo của người bản địa Bắc Phi, tín ngưỡng Hồi giáo Ibadi... Hiện tại, dân số của các thành phố này vào khoảng 360.000 người. "Thật không thể tin họ đã phát triển xã hội trong vùng đất khắc nghiệt này. Đó là lý do chúng ta cần trân trọng nền văn hóa này. Nó đã tồn tại 1.000 năm", Meghnine nói.Đường ở những thành phố này đều khá hẹp, chỉ đủ cho một con lừa chở hàng hóa. Đường chính thì to hơn, đủ cho con lạc đà di chuyển. Các ngôi nhà làm bằng đá với kết cấu hình hộp. Họ thường nuôi một con dê để lấy sữa và giải quyết thức ăn thừa. Điện bắt đầu xuất hiện ở đây từ năm 1950 và cũng khiến cuộc sống người dân thay đổi ít nhiều.Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc vẫn được giữ nguyên từ ngày xưa. Ví dụ, khi xếp hàng ở các máy bơm nước, trẻ em sẽ đứng đầu, sau đó tới phụ nữ rồi mới đến nam giới. Tường nhà thường được sơn màu xanh để tạo cảm giác mát mẻ và đuổi muỗi.Ở Ghardaïa (ảnh), việc lắp các biển báo hay biển quảng cáo hiện đại đều bị cấm. Đây là cách họ giữ thành phố cổ nguyên vẹn như ban đầu. Quy định địa phương yêu cầu người ở những con phố nhỏ chỉ được bán chuyên về một sản phẩm, ví dụ thảm, trái cây, rau củ hay vàng. Các thương gia ở đây không có nhiều tính cạnh tranh. Thay vào đó, họ đoàn kết và tạo nên cộng đồng bền chặt. Việc mặc cả cũng bị "cấm ngầm" vì sự tôn trọng giữa người bán, người mua. Đôi bên sẽ thống nhất mức giá hợp lý từ đầu dựa trên sự trung thực.Một vấn đề khác đáng quan tâm của người dân sống trong những thành phố này là nước. Với họ, nước còn quý hơn vàng. Có một hội đồng chuyên trách giám sát việc sử dụng nguồn nước. Ở đây, họ có những hình phạt cho người sử dụng nhiều nước hơn mặt bằng chung của xã hội. Thực tế, từ năm 2008-2017, thung lũng M'Zab không có nổi một giọt mưa. Đó là lý do khiến họ nghiêm túc thực hiện các quy định.
Nằm giữa Morocco và Tunisia, Algeria là quốc gia lớn nhất châu Phi và đứng thứ 10 trên thế giới. 4/5 diện tích đất nước bị bao bọc bởi Sahara - sa mạc nóng nhất thế giới. Đây là vùng đất hoang vu, cằn cỗi toàn đá sỏi... Hầu như không ai sống tại đây cả.
Bất chấp địa hình khắc nghiệt, vẫn có những khu định cư ở rìa phía bắc Sahara. Nơi này còn được gọi là 5 ksours lịch sử. Đó là các thành phố cổ có tuổi đời hàng thế kỷ thuộc thung lũng M'Zab. Những thành phố này bao gồm El-Atteuf (lâu đời nhất, thành lập năm 1012), Melika, Bounoura, thánh địa Beni-Isguen và Ghardaïa.
Một hội đồng du lịch được thành lập để bảo tồn 5 ksours này. Họ đề ra những quy định khá khắt khe với du khách và cả người Algeria. Theo BBC, hội đồng khuyến cáo người dân Algeria và du khách chỉ được tới các thành phố cổ khi đi cùng một hướng dẫn viên bản địa. Ngoài ra, một số hành vi khác cũng bị cấm khi tới đây như hút thuốc, ăn mặc thiếu đứng đắn, sử dụng điện thoại di động và selfie.
Khaled Meghnine, hướng dẫn viên địa phương, nói: "Chúng tôi đều thân thiện và các du khách được chào đón khi đến đây. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng cách sống của người dân khu vực này. Đó là nhà của chúng tôi, không phải phông nền cho một bài đăng trên mạng xã hội. Không ai ở đây muốn thế cả".
Từ thế kỷ thứ 8, những người Mozabites, một dân tộc bán du mục với ngôn ngữ riêng biệt Tumzabt, đã khai phá vùng đất này. 5 thành phố cổ là nơi giao thoa văn hóa độc đáo của người bản địa Bắc Phi, tín ngưỡng Hồi giáo Ibadi... Hiện tại, dân số của các thành phố này vào khoảng 360.000 người. "Thật không thể tin họ đã phát triển xã hội trong vùng đất khắc nghiệt này. Đó là lý do chúng ta cần trân trọng nền văn hóa này. Nó đã tồn tại 1.000 năm", Meghnine nói.
Đường ở những thành phố này đều khá hẹp, chỉ đủ cho một con lừa chở hàng hóa. Đường chính thì to hơn, đủ cho con lạc đà di chuyển. Các ngôi nhà làm bằng đá với kết cấu hình hộp. Họ thường nuôi một con dê để lấy sữa và giải quyết thức ăn thừa. Điện bắt đầu xuất hiện ở đây từ năm 1950 và cũng khiến cuộc sống người dân thay đổi ít nhiều.
Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc vẫn được giữ nguyên từ ngày xưa. Ví dụ, khi xếp hàng ở các máy bơm nước, trẻ em sẽ đứng đầu, sau đó tới phụ nữ rồi mới đến nam giới. Tường nhà thường được sơn màu xanh để tạo cảm giác mát mẻ và đuổi muỗi.
Ở Ghardaïa (ảnh), việc lắp các biển báo hay biển quảng cáo hiện đại đều bị cấm. Đây là cách họ giữ thành phố cổ nguyên vẹn như ban đầu. Quy định địa phương yêu cầu người ở những con phố nhỏ chỉ được bán chuyên về một sản phẩm, ví dụ thảm, trái cây, rau củ hay vàng. Các thương gia ở đây không có nhiều tính cạnh tranh. Thay vào đó, họ đoàn kết và tạo nên cộng đồng bền chặt. Việc mặc cả cũng bị "cấm ngầm" vì sự tôn trọng giữa người bán, người mua. Đôi bên sẽ thống nhất mức giá hợp lý từ đầu dựa trên sự trung thực.
Một vấn đề khác đáng quan tâm của người dân sống trong những thành phố này là nước. Với họ, nước còn quý hơn vàng. Có một hội đồng chuyên trách giám sát việc sử dụng nguồn nước. Ở đây, họ có những hình phạt cho người sử dụng nhiều nước hơn mặt bằng chung của xã hội. Thực tế, từ năm 2008-2017, thung lũng M'Zab không có nổi một giọt mưa. Đó là lý do khiến họ nghiêm túc thực hiện các quy định.