Vào năm 2013, một nhóm khoa học gia người Hà Lan tuyên bố chế tạo thành công chiếc bánh mì kẹp thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ phát minh này, kể từ đó, lĩnh vực thịt nhân tạo nhận được sự quan tâm lớn cùng nhiều bước tiến đáng kể.Đến tháng 12-2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép bán thịt nhân tạo. Công ty Eat Just (Mỹ) khi đó thông báo thịt gà "sản xuất trong phòng thí nghiệm" của họ đã được cấp phép sau khi vượt qua bài kiểm tra an toàn của Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA).Đây là "một bước đột phá của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu", có thể mở ra cánh cửa đi đến tương lai không giết mổ động vật để lấy thịt. Hiện có khoảng 130 triệu con gà và 4 triệu con heo bị giết mỗi ngày để lấy thịt trên toàn thế giới.Năm 2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố họ đã tìm ra cách "viết" lại gene trên cơ thể người - điều mà rất nhiều khoa học gia đã thử nhưng chưa thành công. Bằng việc sử dụng 86 phôi gene, các khoa học gia đã thành công trong việc thiết kế lại 28 gene trong số này.Nhiều người cho rằng công nghệ mới này sẽ cho phép con người có thêm khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh tật - từ chứng máu khó đông đến HIV. Ngoài ra, việc "thiết kế" lại gene còn giúp chúng ta ngăn ngừa trên 10.000 chứng bệnh khác nhau, đem lại tiềm năng cứu sống hàng triệu người trên thế giới.Robot Nano hay còn gọi là Nanobot, là một loại robot siêu nhỏ, kích cỡ chỉ vài nanomet, có khả năng xâm nhập và điều khiển các bộ phận ở mức độ phân tử. Với công nghệ robot nano, các nhà khoa học có thể lập trình, đưa chúng vào trong cơ thể để kiểm soát mọi thứ, chủ động chữa mọi bệnh tật...Các nanobot được lập trình, sau khi đưa vào trong cơ thể, sẽ chủ động tấn công nguồn bệnh, cô lập các tế bào gây bệnh một cách riêng rẽ và chính xác, các mô, tế bào bình thường không nhiễm bệnh sẽ được bảo toàn. Nếu nanobot được đưa vào để chữa trị ung thư, các tế bào ung thư sẽ được tiêu diệt hoàn toàn và không ảnh hưởng tới các tế bào khác như các cách chữa trị thông thường.Năm 2014, các bác sĩ tại bệnh viện Pennsylvania (Mỹ) đã thành công trong việc tạm ngưng mọi hoạt động của một cơ thể sống. Máu của bệnh nhân sẽ được rút toàn bộ và được thay thế bởi một dung dịch đặc biệt. Cơ thể người bệnh sẽ giảm xuống chỉ còn 10 độ C, đồng thời mọi chức năng sống như hệ tuần hoàn, hô hấp hay thậm chí là hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động.Việc đưa con người vào trạng thái chết giả sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian cho những ca phẫu thuật khó, đồng thời làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật thành công, máu sẽ được bơm ngược vào cơ thể, còn bệnh nhân sẽ phục hồi chỉ sau vài tiếng.Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng công nghệ này sẽ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo có thêm cơ hội sống sót, bằng cách đưa họ vào trạng thái ngủ đông. Những người này sẽ chỉ phải đợi đến khi nhân loại có đủ khả năng chữa bệnh cho họ trong tương lai.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News
Vào năm 2013, một nhóm khoa học gia người Hà Lan tuyên bố chế tạo thành công chiếc bánh mì kẹp thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ phát minh này, kể từ đó, lĩnh vực thịt nhân tạo nhận được sự quan tâm lớn cùng nhiều bước tiến đáng kể.
Đến tháng 12-2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép bán thịt nhân tạo. Công ty Eat Just (Mỹ) khi đó thông báo thịt gà "sản xuất trong phòng thí nghiệm" của họ đã được cấp phép sau khi vượt qua bài kiểm tra an toàn của Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA).
Đây là "một bước đột phá của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu", có thể mở ra cánh cửa đi đến tương lai không giết mổ động vật để lấy thịt. Hiện có khoảng 130 triệu con gà và 4 triệu con heo bị giết mỗi ngày để lấy thịt trên toàn thế giới.
Năm 2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố họ đã tìm ra cách "viết" lại gene trên cơ thể người - điều mà rất nhiều khoa học gia đã thử nhưng chưa thành công. Bằng việc sử dụng 86 phôi gene, các khoa học gia đã thành công trong việc thiết kế lại 28 gene trong số này.
Nhiều người cho rằng công nghệ mới này sẽ cho phép con người có thêm khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh tật - từ chứng máu khó đông đến HIV. Ngoài ra, việc "thiết kế" lại gene còn giúp chúng ta ngăn ngừa trên 10.000 chứng bệnh khác nhau, đem lại tiềm năng cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Robot Nano hay còn gọi là Nanobot, là một loại robot siêu nhỏ, kích cỡ chỉ vài nanomet, có khả năng xâm nhập và điều khiển các bộ phận ở mức độ phân tử. Với công nghệ robot nano, các nhà khoa học có thể lập trình, đưa chúng vào trong cơ thể để kiểm soát mọi thứ, chủ động chữa mọi bệnh tật...
Các nanobot được lập trình, sau khi đưa vào trong cơ thể, sẽ chủ động tấn công nguồn bệnh, cô lập các tế bào gây bệnh một cách riêng rẽ và chính xác, các mô, tế bào bình thường không nhiễm bệnh sẽ được bảo toàn. Nếu nanobot được đưa vào để chữa trị ung thư, các tế bào ung thư sẽ được tiêu diệt hoàn toàn và không ảnh hưởng tới các tế bào khác như các cách chữa trị thông thường.
Năm 2014, các bác sĩ tại bệnh viện Pennsylvania (Mỹ) đã thành công trong việc tạm ngưng mọi hoạt động của một cơ thể sống. Máu của bệnh nhân sẽ được rút toàn bộ và được thay thế bởi một dung dịch đặc biệt. Cơ thể người bệnh sẽ giảm xuống chỉ còn 10 độ C, đồng thời mọi chức năng sống như hệ tuần hoàn, hô hấp hay thậm chí là hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động.
Việc đưa con người vào trạng thái chết giả sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian cho những ca phẫu thuật khó, đồng thời làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật thành công, máu sẽ được bơm ngược vào cơ thể, còn bệnh nhân sẽ phục hồi chỉ sau vài tiếng.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng công nghệ này sẽ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo có thêm cơ hội sống sót, bằng cách đưa họ vào trạng thái ngủ đông. Những người này sẽ chỉ phải đợi đến khi nhân loại có đủ khả năng chữa bệnh cho họ trong tương lai.