Tê giác trắng (Ceratotherium simum), có phân bố ở miền nam châu Phi. Loài này dài 3,4 - 3,8 mét, đặc điểm nhân dạng là có “môi vuông” rộng để gặm cỏ trên mặt đất, hai sừng lớn và một cái bướu ở phía sau cổ. Đây là loài tê giác lớn nhất còn sống.Có hai phân loài tê giác trắng: Tê giác trắng phương Nam và Tê giác trắng phương Bắc. Trong đó, tê giác trắng phương Nam là quần thể tê giác phổ biến nhất trên thế giới, với dân số khoảng 20.000 con. Chúng thuộc diện sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN.Trái ngược với phân loài phương Nam, tê giác trắng phương Bắc đã bị tuyệt chủng trong hoang dã vào năm 2008. Hi vọng cuối cùng cho sự tồn tại của phân loài tê giác này là công nghệ di truyền của tương lai.Tê giác đen (Diceros bicornis) sinh sống chủ yếu tại miền nam và miền đông châu Phi. Chúng dài khoảng 3 - 3,65 mét, có hai sừng, môi nhọn linh hoạt như vòi, phù hợp với việc ăn lá và cành non. Dù được gọi là tê giác đen nhưng da của loài này có màu nâu.Có bốn phân loài tê giác đen, gồm tê giác đen Trung Nam, tê giác đen Tây Nam, Tê giác đen Đông Phi và Tê giác đen Tây Phi. Trong đó phân loài Trung Nam đông nhất, với khoảng 2.000 cá thể. Chúng vẫn thuộc diện Cực kỳ nguy cấp do phải đối diện với nguy cơ bị săn trộm rất lớn.Trong ba phân loài còn lại, hai phân loài Đông Phi và Tây Phi cũng thuộc diện Cực kỳ nguy cấp. Còn phân loài Tây Phi đã bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2010.Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn (Rhinoceros unicornis) được ghi nhận ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Nepal và Ấn Độ. Loài này chiều dài khoảng 3,2 - 3,6 mét, có một sừng, cơ thể có nhiều mảng da gồ ghề nối ghép vào nhau.Với số lượng trên dưới 2.000 cá thể, chúng được xếp vào diện Sắp nguy cấp. Đây là loài tê giác châu Á có số phận khả quan nhất, nhờ chương trình bảo tồn thành công ở các Vườn quốc gia Kaziranga và Manas ở Ấn Độ và Vườn hoàng gia Chitwan ở Nepal.Tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) từng phân bố rộng ở Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn ở Indonesia. Chúng dài 1,2 - 1,5 mét, có hai sừng, là loài tê giác nhỏ con nhất và nhiều lông nhất trong 5 loài tê giác còn tồn tại.Có ba phân loài tê giác Sumatra, gồm tê giác Sumatra miền Tây, Tê giác Borneo và Tê giác Sumatra phương Bắc. Trong đó, hai phân loài Sumatra miền Tây và Borneo chỉ còn vài chục cá thể trong tự nhiên, thuộc diện Cực kỳ nguy cấp. Phân loài Sumatra phương Bắc có thể đã tuyệt chủng.Tê giác Java hay tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) là một loài tê giác bản địa Đông Nam Á. Chúng dài 3 - 3,5 mét, chỉ có một sừng, bộ da có nếp gấp giống tê giác Ấn Độ - loài họ hàng cùng chi Rhinoceros. Sừng tê giác Java nhỏ nhất trong 5 loài tê giác.Tê giác Java có ba phân loài khác nhau là tê giác Java Indonesia, tê giác Java Ấn Độ và tê giác Java Việt Nam. Trong đó tê giác Java Indonesia có số lượng đông nhất, còn khoảng 40-50 con tại Vườn quốc gia Ujung Kulon, đảo Java, Indonesia. Chúng được xếp vào diện Cực kỳ nguy cấp.Sự tồn tại của tê giác Java Ấn Độ là không chắc chắn. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể vẫn sinh sống ở Myanmar.
Tê giác trắng (Ceratotherium simum), có phân bố ở miền nam châu Phi. Loài này dài 3,4 - 3,8 mét, đặc điểm nhân dạng là có “môi vuông” rộng để gặm cỏ trên mặt đất, hai sừng lớn và một cái bướu ở phía sau cổ. Đây là loài tê giác lớn nhất còn sống.
Có hai phân loài tê giác trắng: Tê giác trắng phương Nam và Tê giác trắng phương Bắc. Trong đó, tê giác trắng phương Nam là quần thể tê giác phổ biến nhất trên thế giới, với dân số khoảng 20.000 con. Chúng thuộc diện sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN.
Trái ngược với phân loài phương Nam, tê giác trắng phương Bắc đã bị tuyệt chủng trong hoang dã vào năm 2008. Hi vọng cuối cùng cho sự tồn tại của phân loài tê giác này là công nghệ di truyền của tương lai.
Tê giác đen (Diceros bicornis) sinh sống chủ yếu tại miền nam và miền đông châu Phi. Chúng dài khoảng 3 - 3,65 mét, có hai sừng, môi nhọn linh hoạt như vòi, phù hợp với việc ăn lá và cành non. Dù được gọi là tê giác đen nhưng da của loài này có màu nâu.
Có bốn phân loài tê giác đen, gồm tê giác đen Trung Nam, tê giác đen Tây Nam, Tê giác đen Đông Phi và Tê giác đen Tây Phi. Trong đó phân loài Trung Nam đông nhất, với khoảng 2.000 cá thể. Chúng vẫn thuộc diện Cực kỳ nguy cấp do phải đối diện với nguy cơ bị săn trộm rất lớn.
Trong ba phân loài còn lại, hai phân loài Đông Phi và Tây Phi cũng thuộc diện Cực kỳ nguy cấp. Còn phân loài Tây Phi đã bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2010.
Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn (Rhinoceros unicornis) được ghi nhận ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Nepal và Ấn Độ. Loài này chiều dài khoảng 3,2 - 3,6 mét, có một sừng, cơ thể có nhiều mảng da gồ ghề nối ghép vào nhau.
Với số lượng trên dưới 2.000 cá thể, chúng được xếp vào diện Sắp nguy cấp. Đây là loài tê giác châu Á có số phận khả quan nhất, nhờ chương trình bảo tồn thành công ở các Vườn quốc gia Kaziranga và Manas ở Ấn Độ và Vườn hoàng gia Chitwan ở Nepal.
Tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) từng phân bố rộng ở Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn ở Indonesia. Chúng dài 1,2 - 1,5 mét, có hai sừng, là loài tê giác nhỏ con nhất và nhiều lông nhất trong 5 loài tê giác còn tồn tại.
Có ba phân loài tê giác Sumatra, gồm tê giác Sumatra miền Tây, Tê giác Borneo và Tê giác Sumatra phương Bắc. Trong đó, hai phân loài Sumatra miền Tây và Borneo chỉ còn vài chục cá thể trong tự nhiên, thuộc diện Cực kỳ nguy cấp. Phân loài Sumatra phương Bắc có thể đã tuyệt chủng.
Tê giác Java hay tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) là một loài tê giác bản địa Đông Nam Á. Chúng dài 3 - 3,5 mét, chỉ có một sừng, bộ da có nếp gấp giống tê giác Ấn Độ - loài họ hàng cùng chi Rhinoceros. Sừng tê giác Java nhỏ nhất trong 5 loài tê giác.
Tê giác Java có ba phân loài khác nhau là tê giác Java Indonesia, tê giác Java Ấn Độ và tê giác Java Việt Nam. Trong đó tê giác Java Indonesia có số lượng đông nhất, còn khoảng 40-50 con tại Vườn quốc gia Ujung Kulon, đảo Java, Indonesia. Chúng được xếp vào diện Cực kỳ nguy cấp.
Sự tồn tại của tê giác Java Ấn Độ là không chắc chắn. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể vẫn sinh sống ở Myanmar.