Vào ngày 20/9, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết đơn vị nhận được thông tin 6 con tê giác chết bất thường trong Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm ở xã Diễn Lâm, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sự việc này xảy ra vào ngày 16/9. Ảnh: Zing.Sau khi xảy ra vụ việc, chủ đầu tư Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm đã trình báo công an. Theo đó, ngành chức năng đã lấy mẫu kiểm tra để làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của 6 con tê giác trên. Ảnh: Người lao động.6 con tê giác này nằm trong số 9 cá thể được Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm mua từ châu Phi về phục vụ du lịch nhiều năm nay. Mỗi con tê giác nặng hơn 1 tấn và có giá khoảng 5 tỷ đồng/con. Ảnh: Vietnamnet.Sau khi 6 cá thể chết, 3 con tê giác còn lại được Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm và cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ. Ảnh: VTC.Tê giác là loài động vật quý hiếm, thuộc dạng nguy cấp. Trên thế giới có 5 loài tê giác. Ảnh: VTC.5 loài tê giác đó là: tê giác đen (Diceros bicornis), tê giác trắng (Ceratotherium simuni), tê giác Ấn Độ hay tê giác châu Á lớn một sừng (Rhinoceros unicornis), tê giác Sumatra hay tê giác châu Á lớn 2 sừng (Dicerorhinus sumatrensis) và tê giác Java hay tê giác nhỏ một sừng (Rhinoceros sondaicus). Ảnh: VTC.Theo các chuyên gia, 5 loài tê giác trên đều có nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế). Ảnh: VTC.Trong 5 loài tê giác, quý hiếm nhất là tê giác Java. Hiện chỉ còn 50 - 70 cá thể tê giác Java sống ở rừng núi rậm rạp vùng Ujung Kulon (Indonesia) và Việt Nam. Ảnh: Ujung Kulon National Park.Vào tháng 10/2011, Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) họp báo công bố con tê giác bị sát hại ở vườn quốc gia Cát Tiên tháng 4/2010 là cá thể tê giác Java một sừng cuối cùng ở Việt Nam. Theo đó, năm 2010 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài tê giác này ở nước ta. Ảnh: CAND.Mời độc giả xem video: Phát hiện lô hàng nghi là sừng tê giác. Nguồn: THĐT1.
Vào ngày 20/9, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết đơn vị nhận được thông tin 6 con tê giác chết bất thường trong Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm ở xã Diễn Lâm, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sự việc này xảy ra vào ngày 16/9. Ảnh: Zing.
Sau khi xảy ra vụ việc, chủ đầu tư Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm đã trình báo công an. Theo đó, ngành chức năng đã lấy mẫu kiểm tra để làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của 6 con tê giác trên. Ảnh: Người lao động.
6 con tê giác này nằm trong số 9 cá thể được Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm mua từ châu Phi về phục vụ du lịch nhiều năm nay. Mỗi con tê giác nặng hơn 1 tấn và có giá khoảng 5 tỷ đồng/con. Ảnh: Vietnamnet.
Sau khi 6 cá thể chết, 3 con tê giác còn lại được Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm và cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ. Ảnh: VTC.
Tê giác là loài động vật quý hiếm, thuộc dạng nguy cấp. Trên thế giới có 5 loài tê giác. Ảnh: VTC.
5 loài tê giác đó là: tê giác đen (Diceros bicornis), tê giác trắng (Ceratotherium simuni), tê giác Ấn Độ hay tê giác châu Á lớn một sừng (Rhinoceros unicornis), tê giác Sumatra hay tê giác châu Á lớn 2 sừng (Dicerorhinus sumatrensis) và tê giác Java hay tê giác nhỏ một sừng (Rhinoceros sondaicus). Ảnh: VTC.
Theo các chuyên gia, 5 loài tê giác trên đều có nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế). Ảnh: VTC.
Trong 5 loài tê giác, quý hiếm nhất là tê giác Java. Hiện chỉ còn 50 - 70 cá thể tê giác Java sống ở rừng núi rậm rạp vùng Ujung Kulon (Indonesia) và Việt Nam. Ảnh: Ujung Kulon National Park.
Vào tháng 10/2011, Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) họp báo công bố con tê giác bị sát hại ở vườn quốc gia Cát Tiên tháng 4/2010 là cá thể tê giác Java một sừng cuối cùng ở Việt Nam. Theo đó, năm 2010 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài tê giác này ở nước ta. Ảnh: CAND.
Mời độc giả xem video: Phát hiện lô hàng nghi là sừng tê giác. Nguồn: THĐT1.