Vào ngày 14/12 vừa qua, các nhà sinh vật học công bố phát hiện một loạt dấu chân khủng long có niên đại từ kỷ Jura tại phía tây nam Trung Quốc.Theo báo cáo, có tới tổng cộng 99 dấu chân khủng long hóa thạch, dài từ 22 đến 99,3 cm, được tìm thấy trên một khu vực đá sa thạch ở thị trấn Qamdo, thuộc khu tự trị Tây Tạng.Chúng được tạo ra bởi nhiều con khủng long chân thằn lằn có kích thước khác nhau, ước tính có chiều dài từ 5 đến 22 m, sống trong kỷ Jura cách đây 161 - 176 triệu năm.Trước đó, tháng 3/2019, một người leo núi đã tình cờ phát hiện những dấu chân dấu chân khủng long từ 190 triệu năm trước tại Công viên Rừng Quốc gia Ca Lạc Sơn (cách trung tâm thành phố Trùng Khánh 16 km).Sau khi tìm hiểu, nhóm chuyên gia thuộc Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc tại Bắc Kinh cùng các nhà nghiên cứu từ các cơ quan địa chất địa phương đã xác định những dấu chân khủng long này là Kayentapus - thường được tạo ra bởi các loài khủng long ăn thịt cỡ vừa và lớn trong khoảng thời gian đầu của kỷ Jura.Ngày 2/4/2018, tại đầm bùn ở Brother's Point, các nhà khoa học tìm thấy dấu chân của 2 loài khủng long - khủng long cổ dài sauropod và khủng long chân thú theropod có họ hàng với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.Những dấu chân to bằng lốp ôtô là dấu vết sót lại của khủng long cổ dài. Các nhà khoa học tin rằng sinh vật này nặng hơn 10 tấn và dài 15 m. Trong khi đó, dấu chân của loài khủng long chân thú theropod có kích thước khoảng 50 cm.Một nhóm các nhà cổ sinh vật học phát hiện dấu chân khủng long tại Vườn Quốc gia Denali (bang Alaska, Mỹ). Theo các nhà khoa học, đó là những dấu chân của khủng long 70 triệu năm tuổi được cho là sống trong một bầy khủng long mỏ vịt và đang trú ẩn trong các khu rừng ở Alaska.Ngoài những dấu vết trên, nhiều vết chân của khủng long sừng, khủng long therizinosaur và thằn lằn bay cũng được tìm thấy tại Denali. 80% dấu chân được cho là của khủng long trưởng thành và 13% của khủng long con.Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư của Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Xing Lida, cho biết phát hiện mới sẽ làm phong phú thêm hồ sơ khủng long ở Qamdo, nơi vốn nổi tiếng với nhiều dấu chân hóa thạch khổng lồ.Từ năm 2017 đến 2019, các nhóm nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc đã tiến hành khám phá khu vực này, tìm kiếm nhiều bộ dấu chân và thu thập dữ liệu một cách chi tiết.Những phát hiện về dấu chân khủng long lớn là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
Vào ngày 14/12 vừa qua, các nhà sinh vật học công bố phát hiện một loạt dấu chân khủng long có niên đại từ kỷ Jura tại phía tây nam Trung Quốc.
Theo báo cáo, có tới tổng cộng 99 dấu chân khủng long hóa thạch, dài từ 22 đến 99,3 cm, được tìm thấy trên một khu vực đá sa thạch ở thị trấn Qamdo, thuộc khu tự trị Tây Tạng.
Chúng được tạo ra bởi nhiều con khủng long chân thằn lằn có kích thước khác nhau, ước tính có chiều dài từ 5 đến 22 m, sống trong kỷ Jura cách đây 161 - 176 triệu năm.
Trước đó, tháng 3/2019, một người leo núi đã tình cờ phát hiện những dấu chân dấu chân khủng long từ 190 triệu năm trước tại Công viên Rừng Quốc gia Ca Lạc Sơn (cách trung tâm thành phố Trùng Khánh 16 km).
Sau khi tìm hiểu, nhóm chuyên gia thuộc Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc tại Bắc Kinh cùng các nhà nghiên cứu từ các cơ quan địa chất địa phương đã xác định những dấu chân khủng long này là Kayentapus - thường được tạo ra bởi các loài khủng long ăn thịt cỡ vừa và lớn trong khoảng thời gian đầu của kỷ Jura.
Ngày 2/4/2018, tại đầm bùn ở Brother's Point, các nhà khoa học tìm thấy dấu chân của 2 loài khủng long - khủng long cổ dài sauropod và khủng long chân thú theropod có họ hàng với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.
Những dấu chân to bằng lốp ôtô là dấu vết sót lại của khủng long cổ dài. Các nhà khoa học tin rằng sinh vật này nặng hơn 10 tấn và dài 15 m. Trong khi đó, dấu chân của loài khủng long chân thú theropod có kích thước khoảng 50 cm.
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học phát hiện dấu chân khủng long tại Vườn Quốc gia Denali (bang Alaska, Mỹ). Theo các nhà khoa học, đó là những dấu chân của khủng long 70 triệu năm tuổi được cho là sống trong một bầy khủng long mỏ vịt và đang trú ẩn trong các khu rừng ở Alaska.
Ngoài những dấu vết trên, nhiều vết chân của khủng long sừng, khủng long therizinosaur và thằn lằn bay cũng được tìm thấy tại Denali. 80% dấu chân được cho là của khủng long trưởng thành và 13% của khủng long con.
Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư của Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Xing Lida, cho biết phát hiện mới sẽ làm phong phú thêm hồ sơ khủng long ở Qamdo, nơi vốn nổi tiếng với nhiều dấu chân hóa thạch khổng lồ.
Từ năm 2017 đến 2019, các nhóm nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc đã tiến hành khám phá khu vực này, tìm kiếm nhiều bộ dấu chân và thu thập dữ liệu một cách chi tiết.
Những phát hiện về dấu chân khủng long lớn là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.