Châu chấu núi Rocky (Melanoplus spretus) gần như đã tuyệt chủng trong sự ngỡ ngàng của con người trong vòng chưa đầy 30 năm. Và bởi vì không ai dự kiến được một loài phổ biến như vậy lại tuyệt chủng nên có rất ít mẫu vật được thu thập.Lý do dẫn đến sự biến mất của chúng hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến cho rằng chính sự phát triển canh tác và những công trình thủy lợi đã làm phá vỡ chu kỳ đời sống tự nhiên của chúng. Trong khi đó, một số nhà khoa học lại chỉ ra sự thiếu hụt về biến thể di truyền có thể là gốc rễ vấn đề.Loài cá mập Megalodon khổng lồ này được coi là sinh vật có xương sống hung tợn bậc nhất trong lịch sử với những chiếc răng nhọn dài đến 18 cm. Cơ thể Megalodon có thể đạt tới chiều dài 18 mét, nặng hơn 100 tấn. Tuy nhiên, cách đây khoảng 28 triệu năm đến 1,5 triệu năm, chúng bỗng dưng biến mất không dấu vết.Các chuyên gia tin rằng megalodon đã không thể thích ứng với sự suy giảm của mực nước biển cũng như nhiệt độ đại dương xuất hiện vào thời kỳ băng hà cuối kỷ Pliocene, đầu kỷ Pleistocene. Mặt khác, sự biến mất của những con cá voi khổng lồ - thức ăn chủ yếu của Megalodon cũng được xem là 1 phần nguyên nhân.Cách đây khoảng 250.000 năm, voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) phần lớn đã bị tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước. Một quần thể nhỏ vẫn còn sống sót trên đảo Wrangel, Bắc Băng Dương cho đến tận năm 1700 TCN.Quá trình săn bắn của con người từ lâu vẫn được xem là nguyên nhân khiến voi ma mút lông xoăn tuyệt chủng. Số khác thì đổ lỗi cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu với nền nhiệt độ băng giá.Sau khi người châu Âu đến định cư tại Úc cách đây vài trăm năm, nhiều sinh vật trên đất nước này đã bị suy giảm và dẫn tới tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp, do nạn săn bắn phổ biến vào giữa những năm 1800, trong đó có chuột túi mặt rộng (Potorous platyops).Atelopus longirostris là một loài cóc mõm dài sống tại các khu rừng ẩm ướt ở miền Bắc Ecuador và đã không còn được nhìn thấy kể từ năm 1989. Lý do tuyệt chủng của loài lưỡng cư này hiện vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia tin rằng căn bệnh chytridiomycosis do nấm Batrachochytrium dendrobatidis gây nên chắc chắn là một phần nguyên nhân.Chim voi Aepyornis - loài chim khổng lồ không biết bay sống ở Madagascar được xem là loài chim lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã hoàn toàn bị tiêu diệt vào đầu thế kỷ 18.Có hai giả thuyết chính giải thích sự biến mất của chim voi, cả hai đều liên quan đến con người khi chính con người là thủ phạm không chỉ phá hủy môi trường sống mà còn lấy đi của chúng những quả trứng có khối lượng gấp 150 lần trứng gà. Ngoài ra, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng những căn bệnh từ loài gà nhà đã tàn phá các quần thể chim voi.Từ lâu, nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal - người anh em gần gũi với tổ tiên loài người - cách đây khoảng 30.000 năm là một trong những đề tài tranh luận sôi nổi nhất của ngành nhân chủng học.Nhiều nhà khoa học ủng hộ ý kiến cho rằng một vụ phun trào núi lửa lớn kết hợp với đợt lạnh khủng khiếp đã giết chết người Neanderthal vốn là nhóm người khó thích ứng với những biến đổi của khí hậu.
Châu chấu núi Rocky (Melanoplus spretus) gần như đã tuyệt chủng trong sự ngỡ ngàng của con người trong vòng chưa đầy 30 năm. Và bởi vì không ai dự kiến được một loài phổ biến như vậy lại tuyệt chủng nên có rất ít mẫu vật được thu thập.
Lý do dẫn đến sự biến mất của chúng hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến cho rằng chính sự phát triển canh tác và những công trình thủy lợi đã làm phá vỡ chu kỳ đời sống tự nhiên của chúng. Trong khi đó, một số nhà khoa học lại chỉ ra sự thiếu hụt về biến thể di truyền có thể là gốc rễ vấn đề.
Loài cá mập Megalodon khổng lồ này được coi là sinh vật có xương sống hung tợn bậc nhất trong lịch sử với những chiếc răng nhọn dài đến 18 cm. Cơ thể Megalodon có thể đạt tới chiều dài 18 mét, nặng hơn 100 tấn. Tuy nhiên, cách đây khoảng 28 triệu năm đến 1,5 triệu năm, chúng bỗng dưng biến mất không dấu vết.
Các chuyên gia tin rằng megalodon đã không thể thích ứng với sự suy giảm của mực nước biển cũng như nhiệt độ đại dương xuất hiện vào thời kỳ băng hà cuối kỷ Pliocene, đầu kỷ Pleistocene. Mặt khác, sự biến mất của những con cá voi khổng lồ - thức ăn chủ yếu của Megalodon cũng được xem là 1 phần nguyên nhân.
Cách đây khoảng 250.000 năm, voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) phần lớn đã bị tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước. Một quần thể nhỏ vẫn còn sống sót trên đảo Wrangel, Bắc Băng Dương cho đến tận năm 1700 TCN.
Quá trình săn bắn của con người từ lâu vẫn được xem là nguyên nhân khiến voi ma mút lông xoăn tuyệt chủng. Số khác thì đổ lỗi cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu với nền nhiệt độ băng giá.
Sau khi người châu Âu đến định cư tại Úc cách đây vài trăm năm, nhiều sinh vật trên đất nước này đã bị suy giảm và dẫn tới tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp, do nạn săn bắn phổ biến vào giữa những năm 1800, trong đó có chuột túi mặt rộng (Potorous platyops).
Atelopus longirostris là một loài cóc mõm dài sống tại các khu rừng ẩm ướt ở miền Bắc Ecuador và đã không còn được nhìn thấy kể từ năm 1989. Lý do tuyệt chủng của loài lưỡng cư này hiện vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia tin rằng căn bệnh chytridiomycosis do nấm Batrachochytrium dendrobatidis gây nên chắc chắn là một phần nguyên nhân.
Chim voi Aepyornis - loài chim khổng lồ không biết bay sống ở Madagascar được xem là loài chim lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã hoàn toàn bị tiêu diệt vào đầu thế kỷ 18.
Có hai giả thuyết chính giải thích sự biến mất của chim voi, cả hai đều liên quan đến con người khi chính con người là thủ phạm không chỉ phá hủy môi trường sống mà còn lấy đi của chúng những quả trứng có khối lượng gấp 150 lần trứng gà. Ngoài ra, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng những căn bệnh từ loài gà nhà đã tàn phá các quần thể chim voi.
Từ lâu, nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal - người anh em gần gũi với tổ tiên loài người - cách đây khoảng 30.000 năm là một trong những đề tài tranh luận sôi nổi nhất của ngành nhân chủng học.
Nhiều nhà khoa học ủng hộ ý kiến cho rằng một vụ phun trào núi lửa lớn kết hợp với đợt lạnh khủng khiếp đã giết chết người Neanderthal vốn là nhóm người khó thích ứng với những biến đổi của khí hậu.