Cicret Phone là một phiên bản điện thoại thú vị xuất hiện từ năm 2014 nhưng không bán rộng rãi. Thay vì sử dụng màn hình, Cicret Phone hoạt động dựa vào máy chiếu laser thông minh. Chiếc điện thoại sẽ được hiển thị ngay trên tay người sử dụng.Cicret Phone đòi hỏi phải có công nghệ chiếu mạnh mẽ, song không gây ra bất cứ tác động xấu nào lên cơ thể người dùng. Có rất nhiều rào cản kỹ thuật để áp dụng Cicret Phone vào cuộc sống, nhưng những ứng dụng và tiềm năng của thiết kế này là không thể phủ nhận.Thay vì sở hữu một chiếc điện thoại hình chữ nhật truyền thống, người dùng có thể đổi mới bằng cách chọn một chiếc smartphone cuộn tròn. Tuy nhiên, tính thực tế của một thiết bị như này khiến chúng ta có cảm giác quay về thời Trung cổ, nơi những cuộn giấy da cuộn tròn vẫn còn đang thịnh hànhMặc dù vậy, thiết kế này đã được các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Queen, Canada biến thành một nguyên mẫu vào năm 2018. Chiếc MagicScoll có hình dáng tương tự một cuộn giấy da, sở hữu màn hình OLED 7,5 inch với thân trụ được in 3D. Trên thực tế, LG đã từng cấp bằng sáng chế và đăng ký nhãn hiệu cho một thiết bị tương tự.Nghe có vẻ hoang đường, nhưng công nghệ kính áp tròng thông minh với các chức năng tương tự một chiếc smartphone đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Ghent, Bỉ cho ra mắt vào năm 2014.Công nghệ này không quá xa vời như chúng ta tưởng. Trên thực tế, kính áp tròng sinh học đã được phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Rất nhiều mẫu thử nghiệm đã được giới khoa học áp dụng trên loài thỏ.Tưởng chừng chỉ xuất hiện trên các bộ phim giả tưởng, điện thoại trong suốt vốn được LG xin cấp bằng sáng chế từ năm 2015. Đây không phải điều quá ngạc nhiên, trên thực tế, hãng công nghệ Nhật Bản đã cố gắng phát triển thế hệ màn hình OLED trong suốt từ lâu.Độ trong suốt của smartphone có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị nội dung. Đặc biệt, công nghệ này đòi hỏi toàn bộ linh kiện bên trong máy cũng phải trong suốt.
Cicret Phone là một phiên bản điện thoại thú vị xuất hiện từ năm 2014 nhưng không bán rộng rãi. Thay vì sử dụng màn hình, Cicret Phone hoạt động dựa vào máy chiếu laser thông minh. Chiếc điện thoại sẽ được hiển thị ngay trên tay người sử dụng.
Cicret Phone đòi hỏi phải có công nghệ chiếu mạnh mẽ, song không gây ra bất cứ tác động xấu nào lên cơ thể người dùng. Có rất nhiều rào cản kỹ thuật để áp dụng Cicret Phone vào cuộc sống, nhưng những ứng dụng và tiềm năng của thiết kế này là không thể phủ nhận.
Thay vì sở hữu một chiếc điện thoại hình chữ nhật truyền thống, người dùng có thể đổi mới bằng cách chọn một chiếc smartphone cuộn tròn. Tuy nhiên, tính thực tế của một thiết bị như này khiến chúng ta có cảm giác quay về thời Trung cổ, nơi những cuộn giấy da cuộn tròn vẫn còn đang thịnh hành
Mặc dù vậy, thiết kế này đã được các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Queen, Canada biến thành một nguyên mẫu vào năm 2018. Chiếc MagicScoll có hình dáng tương tự một cuộn giấy da, sở hữu màn hình OLED 7,5 inch với thân trụ được in 3D. Trên thực tế, LG đã từng cấp bằng sáng chế và đăng ký nhãn hiệu cho một thiết bị tương tự.
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng công nghệ kính áp tròng thông minh với các chức năng tương tự một chiếc smartphone đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Ghent, Bỉ cho ra mắt vào năm 2014.
Công nghệ này không quá xa vời như chúng ta tưởng. Trên thực tế, kính áp tròng sinh học đã được phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Rất nhiều mẫu thử nghiệm đã được giới khoa học áp dụng trên loài thỏ.
Tưởng chừng chỉ xuất hiện trên các bộ phim giả tưởng, điện thoại trong suốt vốn được LG xin cấp bằng sáng chế từ năm 2015. Đây không phải điều quá ngạc nhiên, trên thực tế, hãng công nghệ Nhật Bản đã cố gắng phát triển thế hệ màn hình OLED trong suốt từ lâu.
Độ trong suốt của smartphone có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị nội dung. Đặc biệt, công nghệ này đòi hỏi toàn bộ linh kiện bên trong máy cũng phải trong suốt.