Trường hợp mới nhất là vào ngày 20/4, ông P.C.T trú tại P.Kim Long (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) đã gọi đến đường dây nóng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế báo có một cá thể rùa 4 mắt, cực lạ, hiếm thấy đã đi lạc vào trong vườn nhà ông. Ảnh: Kiểm lâm TP.Huế.Khi đến tiếp cận cá thể rùa bốn mắt này, Hạt kiểm lâm TP.Huế xác định đây là rùa 4 mắt, có tên khoa học (Sacalia quadriocellata). Rùa 4 mắt thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Cá thể rùa 4 mắt được người dân phát hiện có trọng lượng 0,3kg, tình trạng sức khỏe tốt. Sau khi được hướng dẫn, ông C. đã giao nộp cá thể rùa này cho Hạt Kiểm lâm TP.Huế để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên.Đây không phải là lần đầu tiên những cá thể rùa lạ, quý hiếm đi "lạc" vào nhà dân hoặc được người dân phát hiện. Trước đó, vào tháng 12/2021, một cá thể rùa hộp trán vàng đã đi lạc vào nhà người dân ở phường Thủy Xuân (TP.Huế). Sau khi bắt và nuôi nhốt, nghi ngờ đây là động vật hoang dã quý hiếm, chủ nhà đã báo cáo cơ quan chức năng.Cá thể rùa này sau đó được xác định là rùa hộp trán vàng miền Trung, có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.Rùa hộp trán vàng miền Trung thường sống ở rừng rậm, ẩm ướt, thường xanh tán lá kín, thường ở độ cao từ 300 đến 700 m. Đây là một loài rùa cạn nên không có liên hệ gì với các dòng sông, suối trên các ngọn đồi, núi. Xác nhận là động vật quý hiếm, người dân đã tiến hành bàn giao cho Hạt Kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.Ngày 25/5/2019, ông Phạm Văn Quang (53 tuổi; ngụ ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trong khi bơm nước vào ruộng lúa đã phát hiện một cá thể rùa với hình dáng lạ. Cổ rùa có 3 sọc vàng, trong đó có 1 sọc vàng nổi bật kéo dài từ cổ đến mũi và phía trên mắt. Mai rùa hình vòm nhô lên có màu xám đậm đến đen. Yếm rùa có 2 mảnh màu vàng cử động như được gắn "tấm bản lề" giúp rùa đóng mở cơ thể một cách dễ dàng. Sau đó, cá thể rùa này được xác định là rùa nắp, được xếp vào nhóm động vật quý hiếm Ảnh: Hiền Huynh.Vào tháng 6/2017, trong lúc đi chơi về gần đến nhà, một người dân ở phường Định Công, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã phát hiện một con rùa nặng 15kg, trên mai có vân như vỏ quả dưa hấu.Hai anh em sau đó đã cùng nhau bắt con vật đem về nhà chụp hình rồi mang thả xuống hồ.Ngày 12/10/2016, gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng (30 tuổi, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã phát hiện một cá thể rùa bò từ ngoài đường vào sân. Trên lưng rùa có nhiều vân vệt màu vàng, dưới bụng xen kẽ giữa màu vàng và đen. Rùa có trọng lượng 13,5kg, dài khoảng 0,7 m, rộng (dưới bụng) gần 0,4m. Dù được trả giá tới 100 triệu đồng, nhưng gia đình anh Dũng đã mang rùa đi phóng sinh.Mời quý độc giả xem vdieo: Tìm thấy hậu duệ của rùa Hồ Hoàn Kiếm. Nguồn: VTV1.
Trường hợp mới nhất là vào ngày 20/4, ông P.C.T trú tại P.Kim Long (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) đã gọi đến đường dây nóng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế báo có một cá thể rùa 4 mắt, cực lạ, hiếm thấy đã đi lạc vào trong vườn nhà ông. Ảnh: Kiểm lâm TP.Huế.
Khi đến tiếp cận cá thể rùa bốn mắt này, Hạt kiểm lâm TP.Huế xác định đây là rùa 4 mắt, có tên khoa học (Sacalia quadriocellata). Rùa 4 mắt thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Cá thể rùa 4 mắt được người dân phát hiện có trọng lượng 0,3kg, tình trạng sức khỏe tốt. Sau khi được hướng dẫn, ông C. đã giao nộp cá thể rùa này cho Hạt Kiểm lâm TP.Huế để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên.
Đây không phải là lần đầu tiên những cá thể rùa lạ, quý hiếm đi "lạc" vào nhà dân hoặc được người dân phát hiện. Trước đó, vào tháng 12/2021, một cá thể rùa hộp trán vàng đã đi lạc vào nhà người dân ở phường Thủy Xuân (TP.Huế). Sau khi bắt và nuôi nhốt, nghi ngờ đây là động vật hoang dã quý hiếm, chủ nhà đã báo cáo cơ quan chức năng.
Cá thể rùa này sau đó được xác định là rùa hộp trán vàng miền Trung, có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.
Rùa hộp trán vàng miền Trung thường sống ở rừng rậm, ẩm ướt, thường xanh tán lá kín, thường ở độ cao từ 300 đến 700 m. Đây là một loài rùa cạn nên không có liên hệ gì với các dòng sông, suối trên các ngọn đồi, núi. Xác nhận là động vật quý hiếm, người dân đã tiến hành bàn giao cho Hạt Kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành chăm sóc và thả về tự nhiên.
Ngày 25/5/2019, ông Phạm Văn Quang (53 tuổi; ngụ ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trong khi bơm nước vào ruộng lúa đã phát hiện một cá thể rùa với hình dáng lạ. Cổ rùa có 3 sọc vàng, trong đó có 1 sọc vàng nổi bật kéo dài từ cổ đến mũi và phía trên mắt. Mai rùa hình vòm nhô lên có màu xám đậm đến đen. Yếm rùa có 2 mảnh màu vàng cử động như được gắn "tấm bản lề" giúp rùa đóng mở cơ thể một cách dễ dàng. Sau đó, cá thể rùa này được xác định là rùa nắp, được xếp vào nhóm động vật quý hiếm Ảnh: Hiền Huynh.
Vào tháng 6/2017, trong lúc đi chơi về gần đến nhà, một người dân ở phường Định Công, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã phát hiện một con rùa nặng 15kg, trên mai có vân như vỏ quả dưa hấu.
Hai anh em sau đó đã cùng nhau bắt con vật đem về nhà chụp hình rồi mang thả xuống hồ.
Ngày 12/10/2016, gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng (30 tuổi, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã phát hiện một cá thể rùa bò từ ngoài đường vào sân. Trên lưng rùa có nhiều vân vệt màu vàng, dưới bụng xen kẽ giữa màu vàng và đen. Rùa có trọng lượng 13,5kg, dài khoảng 0,7 m, rộng (dưới bụng) gần 0,4m. Dù được trả giá tới 100 triệu đồng, nhưng gia đình anh Dũng đã mang rùa đi phóng sinh.
Mời quý độc giả xem vdieo: Tìm thấy hậu duệ của rùa Hồ Hoàn Kiếm. Nguồn: VTV1.