Tối 26/10, ông Lê Nam - một ngư dân tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đã phát hiện một cá thể rùa biển quý hiếm mắc vào lưới khi đang đánh bắt ở vùng biển xã Quảng Đông.Sau khi phát hiện, ông đã nhanh chóng báo với lực lượng biên phòng Roòn để tìm cách giải cứu và thả về biển. Các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã nhanh chóng tới hiện trường tiến hành gỡ lưới và tiến hành các công đoạn giải cứu rùa biển trong đêm.Theo ước tính, cá thể rùa biển nặng hơn 120 kg, thuộc họ Vích (tên khoa học là Chelonia Mydas) nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.Con rùa biển khỏe mạnh, bảo đảm sống được khi trở lại với môi trường tự nhiên nên lực lượng chức năng cùng với ngư dân đã thả nó ở vùng biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.Vích là 1 trong những loài rùa biển nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Vích có tên khoa học là Chelonia mydas nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.Mùa sinh sản của Vích kéo dài từ tháng 4 đến 11 hằng năm. Một rùa mẹ thường đẻ trung bình là 240 trứng trong mùa (91 trứng/ tổ) và tỉ lệ trứng nở trên 80%. Phần còn lại là trứng không thụ tinh, trứng chết phôi và rùa con chết trong trứng.Những chú rùa con trong quá trình di chuyển về đại dương cho đến lúc trưởng thành có tỉ lệ sống sót rất thấp khoảng từ 1/1.000 đến 1/10.000 với những mối nguy hại hữu quan và khách quan, có thể là trở thành mồi của những động vật lớn hơn hoặc có thể từ chính con người…Trứng Vích sau khi đẻ chưa hình thành phôi thai, vì thế, muốn cho ra rùa cái, chỉ cần đem trứng ấp vào hố có nhiệt độ trên 32 độ C, ngược lại khi nhiệt độ thấp hơn thì khi nở sẽ mang giống đực.Vích còn được gọi là rùa xanh bởi lẽ thân thể chúng rất bóng, màu xanh tuy vậy cũng có thể là màu thâm đen hoặc đen nhạt.Vích có chiều dài bình quân của con trưởng thành đạt từ 1-2m, khối lượng bình quân đạt 38-182kg. Thức ăn của Vích là cá, tôm, cua, rong, cỏ biển.Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển. Trong các đại dương, các loại rùa biển, đặc biệt là rùa biển xanh, là một trong số ít các loài động vật ăn cỏ biển (còn có lợn biển) mọc ở các vùng đáy biển.Cỏ biển không được để mọc quá dài, và đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển mất đi sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật biển và con người.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Tối 26/10, ông Lê Nam - một ngư dân tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đã phát hiện một cá thể rùa biển quý hiếm mắc vào lưới khi đang đánh bắt ở vùng biển xã Quảng Đông.
Sau khi phát hiện, ông đã nhanh chóng báo với lực lượng biên phòng Roòn để tìm cách giải cứu và thả về biển. Các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã nhanh chóng tới hiện trường tiến hành gỡ lưới và tiến hành các công đoạn giải cứu rùa biển trong đêm.
Theo ước tính, cá thể rùa biển nặng hơn 120 kg, thuộc họ Vích (tên khoa học là Chelonia Mydas) nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.
Con rùa biển khỏe mạnh, bảo đảm sống được khi trở lại với môi trường tự nhiên nên lực lượng chức năng cùng với ngư dân đã thả nó ở vùng biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Vích là 1 trong những loài rùa biển nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Vích có tên khoa học là Chelonia mydas nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Mùa sinh sản của Vích kéo dài từ tháng 4 đến 11 hằng năm. Một rùa mẹ thường đẻ trung bình là 240 trứng trong mùa (91 trứng/ tổ) và tỉ lệ trứng nở trên 80%. Phần còn lại là trứng không thụ tinh, trứng chết phôi và rùa con chết trong trứng.
Những chú rùa con trong quá trình di chuyển về đại dương cho đến lúc trưởng thành có tỉ lệ sống sót rất thấp khoảng từ 1/1.000 đến 1/10.000 với những mối nguy hại hữu quan và khách quan, có thể là trở thành mồi của những động vật lớn hơn hoặc có thể từ chính con người…
Trứng Vích sau khi đẻ chưa hình thành phôi thai, vì thế, muốn cho ra rùa cái, chỉ cần đem trứng ấp vào hố có nhiệt độ trên 32 độ C, ngược lại khi nhiệt độ thấp hơn thì khi nở sẽ mang giống đực.
Vích còn được gọi là rùa xanh bởi lẽ thân thể chúng rất bóng, màu xanh tuy vậy cũng có thể là màu thâm đen hoặc đen nhạt.
Vích có chiều dài bình quân của con trưởng thành đạt từ 1-2m, khối lượng bình quân đạt 38-182kg. Thức ăn của Vích là cá, tôm, cua, rong, cỏ biển.
Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển. Trong các đại dương, các loại rùa biển, đặc biệt là rùa biển xanh, là một trong số ít các loài động vật ăn cỏ biển (còn có lợn biển) mọc ở các vùng đáy biển.
Cỏ biển không được để mọc quá dài, và đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển mất đi sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật biển và con người.