1. Bộ lạc Moken: họ sống ở khu vực quần đảo Mergui nằm giữa Myanmar và Thái Lan, với đa số thời gian trên những con thuyền gỗ. Họ sống theo lối nửa du cư trên biển, thường sử dụng xiên giáo và lưới để bắt cá. (Nguồn: Aquatic Human Ancestor)Mặc dù chính phủ Thái Lan và Myanmar muốn bộ lạc này hòa nhập xã hội hiện đại, hầu hết thành viên bộ lạc đều từ chối. Họ được xem là một trong những bộ tộc sống tách biệt nhất thế giới vì ít khi xuất hiện trên đất liền. (Nguồn: Dân Việt)2. Bộ lạc Fleicheros: sống dọc con sông Jandiatuba ở phía tây Brazil. Bộ lạc này nổi tiếng với biệt tài thổi phi tiêu tẩm độc. Tuy nhiên, họ hoàn toàn không có tiếp xúc với người ngoài. Gần đây, sau khi một mỏ vàng được tìm thấy gần nơi họ sinh sống, dân địa phương đã đổ xô đến khu vực này để tìm vàng.(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)3. Bộ lạc Mursi:là một bộ lạc nhỏ sống du mục bằng việc chăn nuôi gia súc ở thung lũng Omo, tây nam Ethiopia. Bộ lạc này nổi tiếng với những phụ nữ khoét môi gắn đĩa đánh dấu sự trưởng thành. (Nguồn: Swall Africa Magazine)4. Bộ lạc Totobiegosode: là nhóm người sống cô lập nhất trong bộc tộc Ayoreo ở Paraguay. Bộ tộc Ayoreo là nhóm dân tộc thiểu số duy nhất sống ngoài khu vực rừng Amazon mà không có sự liên hệ với thế giới bên ngoài.5. Bộ lạc Mashco-Piro: là một bộ lạc sinh sống chính bằng hình thức săn bắn và hái lượm ở vùng Madre de Dios của Peru. Bộ lạc này thường hay tiếp cận các bộ lạc lân cận để xin thức ăn. (Nguồn: The Ecologist)Năm 2015, chính phủ Peru đã thực hiện những nỗ lực đầu tiên nhằm tiếp xúc với bộ lạc Mashco-Piro. Họ tin rằng bộ lạc này đang muốn tiếp xúc với con người hiện đại, do các thổ dân được thấy xuất hiện ở khu vực bìa rừng thường xuyên. (Nguồn: Pulitzer Center)6. Bộ lạc Korubo: bộ lạc này có khoảng 150 thành viên, sống ở lưu vực phía tây Amazon của Brazil. Người Korubo được gọi là "caceteiros", nghĩa là "những người đàn ông của gậy gộc", do họ dùng những cây gậy lớn để tự vệ. (Nguồn: Pinterest)Chính phủ Brazil từng cử nhân viên đến tiếp xúc với bộ lạc này, 7 người bị họ dùng gậy đánh chết. Sau đó, chính phủ Brazil đã lập ra một khu vực riêng dành cho họ. Không ai được phép đi vào khu vực này. (Nguồn: VOV4)7. Bộ lạc Suri ở Ethiopia: thường sử dụng các loại súng cầm tay nhặt được trong thời kỳ chiến tranh ở khu vực biên giới sát Nam Sudan để bảo vệ đàn gia súc. Họ có một môn đánh gậy truyền thống được gọi là sagine. (Nguồn: Pinterest)Bộ lạc này biết chăn nuôi gia súc. Khi các bác sĩ người Nga đến tiếp xúc với bộ lạc này vào thập niên 1980, những người trong bộ lạc nghĩ rằng nhóm bác sĩ là xác sống do màu da khác biệt. (Nguồn: PLO)Mời quý độc giả xem video: Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.
1. Bộ lạc Moken: họ sống ở khu vực quần đảo Mergui nằm giữa Myanmar và Thái Lan, với đa số thời gian trên những con thuyền gỗ. Họ sống theo lối nửa du cư trên biển, thường sử dụng xiên giáo và lưới để bắt cá. (Nguồn: Aquatic Human Ancestor)
Mặc dù chính phủ Thái Lan và Myanmar muốn bộ lạc này hòa nhập xã hội hiện đại, hầu hết thành viên bộ lạc đều từ chối. Họ được xem là một trong những bộ tộc sống tách biệt nhất thế giới vì ít khi xuất hiện trên đất liền. (Nguồn: Dân Việt)
2. Bộ lạc Fleicheros: sống dọc con sông Jandiatuba ở phía tây Brazil. Bộ lạc này nổi tiếng với biệt tài thổi phi tiêu tẩm độc. Tuy nhiên, họ hoàn toàn không có tiếp xúc với người ngoài. Gần đây, sau khi một mỏ vàng được tìm thấy gần nơi họ sinh sống, dân địa phương đã đổ xô đến khu vực này để tìm vàng.(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
3. Bộ lạc Mursi:là một bộ lạc nhỏ sống du mục bằng việc chăn nuôi gia súc ở thung lũng Omo, tây nam Ethiopia. Bộ lạc này nổi tiếng với những phụ nữ khoét môi gắn đĩa đánh dấu sự trưởng thành. (Nguồn: Swall Africa Magazine)
4. Bộ lạc Totobiegosode: là nhóm người sống cô lập nhất trong bộc tộc Ayoreo ở Paraguay. Bộ tộc Ayoreo là nhóm dân tộc thiểu số duy nhất sống ngoài khu vực rừng Amazon mà không có sự liên hệ với thế giới bên ngoài.
5. Bộ lạc Mashco-Piro: là một bộ lạc sinh sống chính bằng hình thức săn bắn và hái lượm ở vùng Madre de Dios của Peru. Bộ lạc này thường hay tiếp cận các bộ lạc lân cận để xin thức ăn. (Nguồn: The Ecologist)
Năm 2015, chính phủ Peru đã thực hiện những nỗ lực đầu tiên nhằm tiếp xúc với bộ lạc Mashco-Piro. Họ tin rằng bộ lạc này đang muốn tiếp xúc với con người hiện đại, do các thổ dân được thấy xuất hiện ở khu vực bìa rừng thường xuyên. (Nguồn: Pulitzer Center)
6. Bộ lạc Korubo: bộ lạc này có khoảng 150 thành viên, sống ở lưu vực phía tây Amazon của Brazil. Người Korubo được gọi là "caceteiros", nghĩa là "những người đàn ông của gậy gộc", do họ dùng những cây gậy lớn để tự vệ. (Nguồn: Pinterest)
Chính phủ Brazil từng cử nhân viên đến tiếp xúc với bộ lạc này, 7 người bị họ dùng gậy đánh chết. Sau đó, chính phủ Brazil đã lập ra một khu vực riêng dành cho họ. Không ai được phép đi vào khu vực này. (Nguồn: VOV4)
7. Bộ lạc Suri ở Ethiopia: thường sử dụng các loại súng cầm tay nhặt được trong thời kỳ chiến tranh ở khu vực biên giới sát Nam Sudan để bảo vệ đàn gia súc. Họ có một môn đánh gậy truyền thống được gọi là sagine. (Nguồn: Pinterest)
Bộ lạc này biết chăn nuôi gia súc. Khi các bác sĩ người Nga đến tiếp xúc với bộ lạc này vào thập niên 1980, những người trong bộ lạc nghĩ rằng nhóm bác sĩ là xác sống do màu da khác biệt. (Nguồn: PLO)
Mời quý độc giả xem video: Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.